Cô bé” là đối tượng bị tác động nhiều nhất trong quá trình sinh con, dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên, việc chăm sóc, vệ sinh vùng kín sau sinh lại bị nhiều mẹ lơ là. Tham khảo ngay thông tin dưới đây để biết cách nâng niu “cô bé” đúng, mẹ nhé!
Vệ sinh vùng kín sau sinh khá đơn giản, chỉ với 6 lưu ý sau đây, mẹ đã có thể bảo vệ “cô bé” khỏi nguy cơ viêm nhiễm cũng như nhanh chóng lấy lại kích thước ban đầu và tăng cường sự dẻo dai.
Sau khi sinh, “cô bé” càng cần được chăm sóc cẩn thận
1/ Thay bằng sau mỗi 3 tiếng
Sau khi sinh, tử cung vẫn tiếp tục co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Đây là khoảng thời gian “cô bé” trở nên rất nhạy cảm, đồng thời cũng dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.
Để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, cứ mỗi 3-4 tiếng, mẹ nên rửa và thấm khô bằng khăn bông, sau đó thay băng mới. Chỉ dùng băng vệ sinh phụ nữ thông thường, không nên sử dụng tampon, hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm. Tùy cơ địa và sức khỏe từng người, sản dịch có thể kéo dài 1-2 tuần, hoặc thậm chí 20 ngày. Lưu ý: Nếu sản dịch sau 3-4 ngày vẫn còn màu đỏ tươi, mẹ nên báo ngay cho bác sĩ.
2/ Vệ sinh vùng kín ít nhất 2-3 lần/ ngày
Vi khuẩn, chất bài tiết, mồ hôi còn đọng lại tại vùng kín không thể tự động biến mất mà không được vệ sinh. Ít nhất 2-3 lần ngày vào buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, mẹ nên “tắm rửa” cô bé sạch sẽ, và dùng khăn bông thấm khô. Nếu sản dịch ra nhiều, mẹ có thể phải vệ sinh nhiều lần hơn.
hông giống như quan niệm của những “người xưa”, quan niệm kiêng cữ sau sinh của những bà mẹ hiện đại dường như đã được biến tấu 180 độ. Nhưng liệu như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ?
3/ Dùng đúng “đồ nghề”
Trừ trường hợp bác sĩ chỉ định dùng dung dịch rửa vết khâu tầng sinh môn, nếu không bạn chỉ nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín. Tránh sử dụng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ trong thời gian đầu, khi sản dịch vẫn đang còn.
Khoảng thời gian sau, khi “cô bé” đã bớt nhạy cảm, sản dịch cũng không còn, mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh. Tuyệt đối không sử dụng sữa tắm hoặc các loại xà phòng thông thường để vệ sinh vùng kín sau sinh. Độ pH của những sản phẩm này thường khá cao, có thể làm mất cân bằng độ pH, có thể gây kích ứng, nghiêm trọng hơn là viêm nhiễm âm đạo.
Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng vòi sen hoặc vòi nước xịt tia nhẹ khi vệ sinh vùng kín sau sinh. “Cô bé” lúc này rất nhạy cảm có thể dễ bị tia nước mạnh làm ảnh hưởng. Hơn nữa, việc sử dụng vòi nước mạnh “tấn công” trực diện có thể đẩy các vi khuẩn có lợi ra ngoài làm mất cân bằng độ pH tự nhiên.
4/ Vệ sinh “đúng chỗ”
Bạn chỉ cần vệ sinh bên ngoài, không cần can thiệp quá sâu vào “nội thất” bên trong vùng kín. Ngoài những vi khuẩn có hại, rất nhiều vi khuẩn có lợi cũng cư trú bên trong “cô bé”. Chúng tự cân bằng lẫn nhau để duy trì độ pH. Ngược lại, khi thụt rửa sâu, bạn đã vô tình mang thêm vi khuẩn có hại bên ngoài vào, làm mất sự cân bằng vốn có.
5/ Vệ sinh đúng chiều
Vệ sinh từ sau ra trước là thói quen của nhiều chị em phụ nữ, đồng thời cũng là mối nguy tiềm ẩn cho “cô bé”. Theo các chuyên gia, cách vệ sinh vùng kín đúng nhất là rửa từ trước ra sau. Cách này sẽ hạn chế vi khuẩn từ hậu môn tiếp cận, gây viêm nhiễm “cô bé”. Lưu ý mẹ nhé!
6/ Phục hồi cơ vùng kín
Cần khoảng 7-10 ngày sau khi sinh để các cơ vùng kín có thể phục hồi lại. Tuy nhiên, rất khó có thể lấy lại 100% kích thước ban đầu nếu như bạn không tập luyện. Kegel, bài tập cơ sàn khung chậu, là một bài tập cơ âm đạo đơn giản, có thể thực hiện được mọi lúc, mọi nơi.
Có nhiều cách tập Kegel, đơn giản nhất là tập co cơ âm đạo rồi thả lỏng, thực hiện 100-200 lần/ ngày.
Khoảng 2 tuần sau khi sinh mổ và không có biến chứng nguy hiểm nào, mẹ nên bắt đầu nhẹ nhàng với bài tập đi bộ. Sau khoảng 6 tháng sau sinh, mẹ có thể bắt đầu chương trình phục hồi vóc dáng của mình với những bài tập sau đây.
– Bước 1: Nhận biết cơ âm đạo đang co lại bằng cách đưa một ngón tay vào âm đạo và cố gắng dùng lực kẹp ngón tay.
– Bước 2: Sau khi xác định được cơ âm đạo, thực hiện co cơ rồi thả lỏng. Hành động này khá giống với việc bạn đang đi tiểu nhưng tới giữa dòng, thắt chặt cơ lại để nín tiểu. Thở đều, chậm.
Lưu ý: Trong lúc tập, chú ý không khép 2 đùi vào nhau cũng như không co cơ bụng, chân, lưng, mông. Bạn có thể để tay lên bụng trong lúc tập, bụng phập phồng nghĩa là bạn đang sử dụng sai phần cơ.
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn