Đến nay, dư luận vẫn chưa hết phẫn nộ trước thông tin bé trai 6 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón học sinh của trường Gateway (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội).
Hiện vẫn chưa có kết quả khám nghiệm tử thi nhưng nhận định ban đầu của bác sĩ khả năng cao bé tử vong do sốc nhiệt. Không ít bậc cha mẹ nghĩ rằng để con trong xe là an toàn mà không biết có nhiều hiểm họa đe dọa trẻ, trong số đó nguy cơ cao nhất là trẻ bị sốc nhiệt.
Có thể mất mạng chỉ sau 10 phút bị nhốt trong xe
Theo Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), thân nhiệt Trẻ em luôn cao hơn thân nhiệt người lớn từ 3 – 5 lần. Khi vô tình bị bỏ lại trên xe, người lớn quên mất rằng đã nhốt trẻ trong một cái lò rực lửa.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Bar- Or tại đại học Hamilton, Canada cho thấy khi nhiệt độ ngoài trời là 35 độ C, nhiệt độ trong xe hơi không bật điều hòa có thể đạt 40 độ C sau 10 phút, đạt 50 độC chỉ sau 20 phút và lên tới 65,5 độ C sau 40 phút.
Trẻ có thể bị mất mạng trong thời gian rất ngắn
Cơ thể người lớn dẻo dai hơn, sức chịu đựng tốt hơn nên có thể chống chọi với cái nóng 40 độ C. Nhưng với trẻ nhỏ, khi thân nhiệt đạt 40 độ C, nội tạng trong cơ thể trẻ có thể đã bắt đầu ngừng hoạt động. Như vậy, nếu bị nhốt trong xe ô tô, trẻ có thể mất mạng chỉ sau 10 phút vì sốc nhiệt.
AAP cảnh báo một đứa trẻ có thể tử vong do sốc nhiệt khi thân nhiệt đạt 41,6 độ C. Thực tế các chuyên gia tin rằng sốc nhiệt trên ô tô có thể xảy ra khi nhiệt độ trong xe chỉ khoảng 14 độ C. Nguyên nhân là do nhiệt độ tỏa ra từ động cơ, thiếu oxy để thở làm tăng nguy cơ tử vong. Sốc nhiệt trên ô tô có thể giết người một cách từ từ trong thời gian ngắn.
Theo báo cáo Kids in Hot Cars của Hội đồng An toàn Quốc gia (National Safety Council), tính riêng ở Mỹ, trung bình mỗi năm có 37 đứa trẻ tử vong do sốc nhiệt trên ô tô, 30% trong số các trường hợp xảy ra ở bãi đỗ xe tại nhà do cha mẹ hay người giúp việc mải mê làm việc mà để quên trẻ.
Phòng tránh sốc nhiệt trên ô tô
Nhiệt độ bên trong xe hơi cũng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ ngoài trời. Việc đỗ xe dưới trời nắng không chỉ làm tăng nhiệt độ bên trong xe mà còn gây hư hại cho nội thất và động cơ.
Dấu hiệu rõ nhất của một chiếc xe bị quá nhiệt là: Núm điều khiển điều hoà, chân phanh hay thiết bị điều khiển ghế khó sử dụng hoặc bị kẹt… bởi đây đều là các bộ phận sử dụng nhiều dầu bôi trơn, nhiệt độ quá cao khiến dầu bị bay hơi và khô lại làm thiết bị kẹt cứng.
Hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường
Do đó, hãy hạn chế tạo ‘hiệu ứng nhà kính’ cho chiếc xe bằng cách đỗ xe ở nơi râm mát như nơi có mái hiên che, bóng râm cây xanh…
Khi dừng chờ đèn đỏ hay dừng chờ trong thời gian ngắn có thể mở cửa kính để không khí trong xe được lưu thông.
Sử dụng các tấm phim cách nhiệt để giảm bớt năng lượng mặt trời hấp thu qua kính, giảm nhiệt độ tăng thêm trong xe. Nhiệt độ trong xe không quá cao giúp bảo vệ nội thất, giảm tải cho các thiết bị làm mát và tiết kiệm nhiên liệu.
Ngoc Mai (Theo Hà Ly)
Nguồn: https://baosuckhoecongdong.vn/ly-giai-hien-tuong-soc-nhiet-trong-xe-o-to-khien-tre-bi-nhot-co-the-mat-mang-chi-sau-10-phut-131075.html
Nguồn : bau.vn