Đa ối khi mang thai: Cần làm gì để mẹ tròn con vuông?

Đa ối (Polyhydramnios) là tình trạng có quá nhiều dịch ối bao quanh em bé trong tử cung. Nước ối bắt đầu được hình thành vào khoảng mười hai ngày sau khi thụ thai. Nhiệm vụ của nó là hỗ trợ thai nhi và giúp cho việc phát triển các chi, phổi và các cơ quan tiêu hóa. Nó cũng giúp bao bọc và hỗ trợ để thai nhi giữ được thân nhiệt ổn định thích hợp.

Đa ối (Polyhydramnios) là tình trạng có quá nhiều dịch ối bao quanh em bé trong tử cung. Nước ối bắt đầu được hình thành vào khoảng mười hai ngày sau khi thụ thai. Nhiệm vụ của nó là hỗ trợ thai nhi và giúp cho việc phát triển các chi, phổi và các cơ quan tiêu hóa. Nó cũng giúp bao bọc và hỗ trợ để thai nhi giữ được thân nhiệt ổn định thích hợp.

Lượng nước ối tiếp tục tăng đều đặn cho đến khoảng tuần thứ 33 của thai kỳ,từ đó bắt đầu có xu hướng chững lại. Với tình trạng đa ối, túi ối chứa một lượng nước vượt quá ngưỡng lý tưởng thông thường của thai kỳ. Lượng nước ối trung bình thông thường là khoảng 800-1000ml (1 lít). Khi khối lượng này vượt quá hai lít thì nó trở nên đáng kể, nhất là đối với người mẹ, vì khi đó sự khó chịu cũng gia tăng đáng kể. Trên thực tế, đa ối xảy ra ở khoảng 3-4% trường hợp mang thai.

 

 

Trong phần lớn trường hợp, đa ối không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Khoảng thời gian ngắn khi mà chất lỏng được sản xuất không đồng bộ như bình thường sẽ sớm ổn định trở lại, và lượng chất lỏng dư thừa sẽ được cơ thể người mẹ tái hấp thu vào.

Nước ối đến từ đâu?

Nước ối là sản phẩm thải từ thận của thai nhi. Chất lỏng vào và ra khỏi phổi và dạ dày của em bé theo một chu kỳ tái tạo liên tục và khép kín. Sau khi chất lỏng vào và qua đường tiêu hóa, nó được thận bài tiết ra ngoài để rồi lại tiếp tục tái chế và lặp lại chu kỳ. Trong trường hợp lượng nước ối ở mức cao và không tự điều chỉnh được, em bé có thể sẽ gặp vài vấn đề.

Những bà mẹ bị đa ối cần được theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Đôi khi, em bé sẽ gặp những vấn đề về tăng trưởng, đặc biệt là suy giảm khả năng nuốt hoặc khả năng hấp thụ chất lỏng. Các điều kiện liên quan đến ruột non, thực quản, dạ dày và cơ hoành đều có thể dẫn đến đa ối. Một lý do dẫn đến đa ối nữa là khi em bé có các vấn đề hoặc biến chứng ở hệ thống thần kinh trung ương.

Các yếu tố nguy cơ phát triển đa ối

  • Mang đa thai (do kích thước của nhau thai và lượng không gian nó chiếm trong tử cung). (Tham khảo: Mang thai đôi)
  • Bị tiểu đường thai kỳ và không được điều trị hiệu quả.
  • Khi cặp song sinh cùng trứng có hiện tượng truyền qua lại lẫn nhau. Đây là tình huống phát sinh khi một em bé nhận được lưu lượng máu nhiều hơn bé còn lại.
  • Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân đa ối thường là không rõ.

Những rủi ro của chứng đa ối

Khi đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng.

  • Khi khối lượng chất lỏng trong tử cung quá cao, sẽ có nguy cơ vỡ màng ối sớm và do đó, bé sẽ phải sinh non.
  • Sinh ngôi mông hoặc các tình huống không thuận lợi khác.
  • Bong nhau thai.
  • Sa dây rốn.
  • Tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, và có các vấn đề với phát triển khung xương.
  • Cần phải sinh mổ và vì vậy có thêm rủi ro so với sinh theo đường âm đạo bình thường.
  • Em bé bị sinh non. Nếu có đủ thời gian thì mẹ sẽ được cho thuốc steroid để giúp phổi của em bé trưởng thành nhanh hơn.
  • Khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau sinh ở những bà mẹ bị đa ối thường là cao hơn. Điều này là do tử cung bị sút giảm sức khỏe cơ bắp và không thể co lại hoàn toàn như thông thường.
  • Em bé sinh ra to hơn so với kích thước bình thường.
  • Thai chết lưu. (Tham khảo: Dấu hiệu sẩy thai)

Trên thực tế, thường không có biến chứng trong phần lớn các trường hợp đa ối. Ngay sau khi em bé được sinh ra, lượng chất lỏng dư thừa cũng tháo ra và người mẹ cảm thấy thoải mái hơn ngay lập tức.

Các dấu hiệu và triệu chứng của đa ối

  • Tăng cân nhanh và quá nhiều. Tăng trọng bình thường trong một  thai kỳ là vào khoảng 12 kg. (Tham khảo: Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đủ)
  • Kích thước vòng bụng người mẹ tăng nhanh và cảm giác khó chịu cũng tăng.
  • Sưng chân, tình trạng sưng phù chung của cơ thể. (Tham khảo: Bà bầu phù chân tháng cuối)
  • Chuyển động của thai nhi có xu hướng giảm.
  • Khó thở.
  • Ợ nóng, khó tiêu, khó ăn được nhiều như bình thường.
  • Bụng căng cứng, khó sờ nắn và cảm nhận rõ được chân tay của em bé bên trong. (Tham khảo: Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng)

Đa ối cũng có thể xảy ra trong thai kỳ khi có hiện tượng phù thai (Hydrops). Ở trường hợp này, thai nhi bị thiếu máu nghiêm trọng và có sự tích lũy chất lỏng bất thường dẫn đến suy tim.

Làm thế nào để chẩn đoán đa ối?

Thông qua các dấu hiệu lâm sàng như khi kích thước bụng của người mẹ không phù hợp với tuổi thai. Lượng nước ối bao quanh em bé có thể được đo bằng chỉ số ối (AFI). Siêu âm sẽ có thể cho hình ảnh rõ ràng của lượng chất lỏng và hỗ trợ việc chẩn đoán đa ối nếu có. Chỉ số AFI bình thường là trong khoảng 8-18, AFI lớn hơn 20-24 cho thấy dấu hiệu đa ối.

Điều trị đa ối

Không có phương pháp điều trị cụ thể ngoài việc theo dõi chặt chẽ người mẹ. Nếu lượng ối trở nên quá mức và nguy cơ sinh non cao, khi đó sẽ có giải pháp chọc ối để lấy ra bớt lượng chất lỏng dư thừa. Quy trình này phải được giám sát, thực hiện bởi một bác sĩ sản khoa đã được huấn luyện về chuyên môn. Siêu âm thường được thực hiện cùng một lúc để đảm bảo không có rủi ro cho em bé, dây rốn hoặc nhau thai.

Đa ối khi mang thai: Cần làm gì để mẹ tròn con vuông? - ảnh 2

Một phương pháp điều trị khác là dùng thuốc làm giảm sản xuất ối. Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định sau 32 tuần thai vì nó có thể gây ra những vấn đề tiềm ẩn.

Điều quan trọng là các bà mẹ bị đa ối cần phải đảm bảo nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Việc mang lượng chất lỏng quá mức sẽ làm tăng thêm sự mệt mỏi, đau chân và khó chịu nói chung.

Hồng Phúc

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/da-oi-khi-mang-thai-can-lam-gi-de-me-tron-con-vuong-a170876.html

Nguồn : bau.vn