Cách trị hăm tã bằng dầu dừa
Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại “thuốc tự nhiên” giúp trị hăm tã rất phổ biến. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.
Trị hăm tã bằng bột yến mạch
Yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông. Với cách trị hăm tã này, bạn hãy cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng từ 10 ̶ 15 phút rồi tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, hãy cho bé tắm bằng yến mạch hai lần một ngày để có kết quả tốt nhất.
Trị hăm tã bằng lô hội
Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E, nên đây là một “vị thuốc” có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé. ‘
Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà
Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Bạn có thể pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Chắc chắn, sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh chóng đấy.
Những lưu ý khi điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Hăm tã là vấn đề khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và việc điều trị không quá khó. Tuy nhiên, khi chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn:
- Không vội vàng sử dụng phấn rôm hoặc bột ngô để điều trị khi thấy bé có dấu hiệu hăm tã bởi những loại bột phấn này có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé bởi hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng, làm cho các triệu chứng hăm trở nên tồi tệ hơn.
- Không sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men cho người lớn để thoa cho bé. Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Thay tã thường xuyên
Thay tã thường xuyên mỗi một hoặc hai tiếng sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do khi phân và nước tiểu được thải ra ngoài, vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng. Nếu da bé tiếp xúc với các điều kiện này trong thời gian dài sẽ dễ gây hăm tã, phát ban da.
Sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh vùng mặc tã cho bé
Khi vệ sinh vùng mặc tã cho bé, để tránh bị kích ứng, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng. Nếu bé quá bẩn, bạn có thể dùng thêm một chút xà phòng nhẹ, không gây kích ứng, không có mùi hương. Sau khi vệ sinh cho bé xong, hãy để vùng kín thật khô thoáng trước khi đóng bỉm mới cho bé.
Cho bé “thả rông” một khoảng thời gian trong ngày
Thay vì cho bé mang tã suốt cả ngày, hãy cho bé “thả rông” một khoảng thời gian. Điều này không chỉ giúp cho vùng da mặc tã của bé trở nên khô thoáng mà còn giúp bé bớt thấy khó chịu do tã cọ xát vào vùng da bị đau rát. Để giảm nguy cơ bé tè ướt giường, bạn có thể lót một chiếc khăn không thấm nước lên giường trước khi cho bé nằm lên.
Hồng Phúc
Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/cach-tri-ham-ta-bang-nguyen-lieu-tu-nhien-cuc-an-toan-de-da-be-nhan-nhui-mem-mai-a171633.html
Nguồn : bau.vn