Bí quyết giảm khó chịu do những dấu hiệu mang thai sớm gây ra

Bạn đang “chiến đấu” với những dấu hiệu mang thai sớm? Cùng chia sẻ những bí quyết với Bầu để tìm một lựa chọn thích hợp cho mình nhé.

Những dấu hiệu mang thai sớm như buồn nôn, mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể cao, căng tức ngực, tâm trạng u ám… có thể khiến bạn cảm thấy như mình đang trải qua một đợt bệnh nặng. 5 bí quyết dưới đây sẽ là gợi ý giúp bạn cải thiện tình hình.

Bí quyết 1: Châm cứu có thể giúp bạn bớt buồn nôn

Mặc dù rất ítnhững nghiên cứu y khoa nói về mối liên hệ giữa châm cứu và ốm nghén nhưng nhiều phụ nữ đã có thể vượt qua các cơn buồn nôn và ói mửa dữ dội nhờ vào châm cứu.

Một thai phụ đã chia sẻ rằng thời kỳ đầu mang thai, cô bị ốm nghén kinh khủng và bác sỹ đã yêu cầu cô nhập viện vì lúc này cô thậm chí không thể uống nước và đi làm được, lúc nào cô cũng cảm thấy mình đang chênh vênh như trên tàu. Sau đó, cô đã thử sử dụng phương pháp châm cứu để cải thiện tình hình và rất may đã cắt được các cơn buồn nôn.

Bí quyết giảm khó chịu do những dấu hiệu mang thai sớm gây ra - ảnh 1

Châm cứu cứu có thể làm giảm bớt các cơn buồn nôn ở thai phụ

Bí quyết 2: Nhai kẹo vitamin có thể giúp bạn nuốt dễ dàng hơn

Khi bị ốm nghén, nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy khó nuốt khi uống thuốc hoặc dễ bị mắc nghẹn. Việc uống thuốc bổ sung vitamin trước khi sinh là rất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bình thường ở thai nhi. Hiện nay chúng ta có thể không cần uống thuốc nữa mà thay vào đó, chỉ cần nhai kẹo có chứa hàm lượng vitamin tương đương hoặc uống vitamin ở dạng chất lỏng.

Thai phụ không nên chọn loại kẹo hay dung dịch vitamin có chứa sắt cho đến khi bạn hết buồn nôn vì sắt có thể làm cho cơn buồn nôn của bạn tệ hơn

Bí quyết 3: Tập thể dục là liều thuốc tốt nhất cho thai phụ

Bí quyết giảm khó chịu do những dấu hiệu mang thai sớm gây ra - ảnh 2

Tập thể dục nhẹ nhàng là bí quyết tốt nhất giảm những khó chịu do dấu hiệu mang thai sớm gây ra

Việc tập luyện hàng ngày sẽ giúp cho thai phụ dễ ngủ hơn và nhờ đó, họ sẽ giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Ngoài ra, vận động nhiều còn giúp thai phụ nuôi dưỡng cảm xúc tốt hơn và chuẩn bị sức lực cho chuyến vượt cạn trong tương lai.

Bạn cần gắng vận động ở ngoài trời ngay sau khi bạn thức dậy vì không khí trong lành sẽ giúp bạn bớt ốm nghén và cải thiện hoạt động tuần hoàn trong cơ thể.

Thai phụ không nên tập luyên gắng sức. Hãy làm mọi việc trong khả năng của bạn. Lúc đầu, có thể bạn chỉ tập luyên được 5 phút mỗi ngày và dần dần sức bền của cơ thể sẽ được nâng lên khoảng 30 phút/ngày là ổn. Lưu ý, trước khi tập luyện, bạn cần trao đổi với bác sỹ của mình để lựa chọn hình thức vận động phù hợp với thể trạng của mình nhé.

Bí quyết 4 : Vệ sinh răng miệng là việc quan trọng hơn bao giờ hết

Hormone thai kỳ có thể làm cho nướu răng của bạn tạm thời bị sưng và khá nhạy cảm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể trì hoãn việc khám răng định kỳ 2 lần/năm của mình vì viêm nướu có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến sinh non.

Một trong những điều tốt nhất mà một người mẹ tương lai cần làm trong thời kỳ đầu mang thai và khoảng thời gian sau đó chính là đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Lưu ý, thai phụ không nên đánh răng ngay sau khi nôn mửa do ốm nghén vì nồng độ axit lúc này có thể làm tổ thương men răng của bạn. Thay vào đó, bạn có thể súc miệng bằng nước ấm và vệ sinh lưỡi. Khoảng 10 phút sau đó mới có thể đánh răng.

Bí quyết giảm khó chịu do những dấu hiệu mang thai sớm gây ra - ảnh 3

Mẹ lưu ý không đánh răng ngay sau khi nôn, sẽ gây tổn thương men răng

Bí quyết 5: Mẹ khỏe thì con khỏe

Ông bà ta vẫn thường nói “mẹ khỏe thì bé khỏe”. Vì vậy, dù là để đối phó với các dấu hiệu mang thai sớm ở thời kì đầu hay trong suốt thai kỳ, hai mẹ con cần được chăm sóc cẩn thận và với người mẹ thì việc nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực là rất cần thiết. Việc mang thai rất thú vị, hạnh phúc nhưng không kém phần căng thẳng, mệt mỏi.

Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi khá nhiều, nhất là khi bé ra đời, vì vậy các ông bố bà mẹ tương lai nên cùng nhau tham gia các hội thảo hay lớp học tiền sản do bệnh viện hay các tổ chức uy tín tổ chức để trang bị thêm kiến thức, kĩ năng và sức khỏe cần thiết về việc thực hiện thiên chức của mình.

Lắng nghe cảm nhận của chính mình và trao đổi với bác sỹ về những cảm xúc lo lắng, bồn chồn,bất an, buồn hay chán nản của mình là việc rất quan trọng mà bất kì thai phụ nào cũng cần làm. Vì sự thay đổi ít nhiều cảm xúc khi mang thai sẽ dẫn đến một số biến chứng thai kỳ.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng