Bố mẹ nên làm gì khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói và cách khắc phục

Các bậc bố mẹ đang băn khoăn trong việc phát hiện tình trạng chậm nói ở trẻ. Không biết chậm nói chỉ cần chờ đợi thêm thời gian hay đó là bệnh lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình.

1. Tình trạng chậm nói ở trẻ là gì?

Lời nói được biết đến bao gồm đó là: Việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng bố mẹ hoặc người khác không hiểu, nói lắp bắp, ngọng nghịu đó là tình trạng rối loạn lời nói ở trẻ. Điều này thể hiện trẻ có sự chậm phát triển ngôn ngữ so với các trẻ khác.

Tình trạng rối loạn lời nói và ngôn ngữ đó là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, thường gặp ở một số trẻ em, và điều này thường có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát trển khác như: Phát triển thị lực, vận động, nhận thức hay tình trạng chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc.

Bố mẹ nên làm gì khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói và cách khắc phục - ảnh 1

Ảnh minh hoạ trẻ chậm nói

Trong một số trường hợp trẻ chậm nói chỉ mang tính chất tạm thời, việc này có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình, sự hướng dẫn trẻ đều đặn và kiên trì mỗi ngày. Cha mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện, chơi với con, đọc sách cho con nghe thường xuyên hơn.

Trong một số trường hợp trẻ chậm nói cần nhờ tới sự can thiệp, giúp đỡ của bác sỹ. Trong một số trường hợp trẻ chậm nói kèm theo những báo động như mất thính lực, bệnh tự kỷ…Vì vậy các bậc cha mẹ cần sát xao chú ý tới con mình để được phát hiện kịp thời.

2. Những dấu hiệu cảnh báo chậm nói ở trẻ

Vậy ở trẻ có những dấu hiệu nào cảnh báo là chậm nói? Ở mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có những dấu hiệu khác nhau vì vậy các bố mẹ cũng phải tìm hiểu để nhận biết được tình trạng của con mình có đáng lo ngại hay không.

– Đối với trẻ được 3 – 4 tháng tuổi dấu hiệu chậm giao tiếp là gì?

Ở trẻ 3 đến 4 tháng tuổi lúc này biểu hiện đó là không phản ứng với những tiếng động mạnh, không phát ra âm thanh, không biết bắt chước âm thanh khác.

– Đối với trẻ 7 tháng tuổi chậm nói có biểu hiện gì?

Giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi nếu có trẻ không đáp ứng với những  tiếng động, không có một số hành động mong muốn giao tiếp như cười hay phát ra âm thanh.

– Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói có dấu hiệu gì?

Dấu hiệu ở trẻ 12 tháng đó chính là trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác, không bi bô nói một từ nào hoặc không phát ra phụ âm như “p” hoặc “b”.

Bên cạnh đó trẻ còn không có biểu hiện như vẫy tay, lắc đầu và chỉ tay vào đồ vật mà bé muốn. Và không có phản ứng khi người khác gọi đúng tên của bé hay không quan tâm đến thế giới xung quanh.

– Trẻ 16 tháng chậm nói có dấu hiệu gì?

Đối với giai đoạn này biểu hiện của trẻ chậm nói đó chính là khi trẻ không hiểu hoặc không phản ứng với những gì bố mẹ, ông bà nói như: “đứng lên”, “lại đây”, “dậy nào”, “không được”… Bên cạnh đó bé còn có biểu hiện không biết chỉ vào đồ vật ở trước mặt khi được hỏi, ví dụ cha mẹ hỏi: “Dép của con đâu?”…

– Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói

Ở giai đoạn này trẻ không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể như đầu, mắt, mũi khi được người lớn yêu cầu. Trẻ chưa thể nói được 6 từ ngữ bất kỳ và trẻ không thể, không có ý muốn cố gắng giao tiếp.

Bên cạnh đó trẻ Không biết chỉ vào những đồ vật, những thứ mình muốn. Bé cũng chưa nói được những từ như: “mẹ”, “bế”, không hiểu được những yêu cầu đơn giản như: “Quay lại”, “đừng chạm vào”… Hoặc không chỉ vào một số đồ vật khi được hỏi như: “Quả bóng đâu”, “con mèo đâu”…

– Trẻ 19 – 23 tháng tuổi chậm nói

Biểu hiện của sự chậm nói trong giai đoạn này đó là vốn từ ngữ của trẻ tăng chậm, không tăng thêm 1 từ mới mỗi tuần.

– Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói

Biểu hiện đó là trẻ chưa nói nổi 15 từ trong vốn từ của mình, không thể tự nói mà vẫn vẫn nói lại những câu của bố mẹ đã nói.

Bé không thể nói 2 từ như “mẹ bế”, “bố bế”,… Trẻ không hiểu lời nói của bố mẹ khi yêu cầu “con đeo dép đi” , “con ăn bánh không?”, “đi lại bố”, “lấy cho mẹ cái điều khiển, điện thoại”… Bé còn có biểu hiện không biết bắt chước hành động của người khác, và không biết nói 2 từ liền nhau.

– Trẻ 25 – 35 tháng tuổi chậm nói

Biểu hiện của trẻ khi 25 đến 35 tháng tuổi chậm nói là không nói được những câu đơn giản có độ dài từ 2 đến 4 từ, không thể gọi tên một bộ phận bất kỳ của cơ thể, hay không nhớ những câu hát ngắn. Bé cũng không thể đặt một câu hỏi đơn giản và người khác không hiểu ý của trẻ muốn nói gì.

– Trẻ 3 tuổi chậm nói sẽ có những biểu hiện gì?

Trẻ không sử dụng đại từ nhân xưng nào như mẹ, ba, con. Trẻ cong không thể nói thành một câu ngắn như “mẹ ơi uống sữa”… Đồng thời trẻ cũng không hiểu những câu nóiKhông hiểu những chỉ dẫn hoặc câu hỏi ngắn, ví dụ: “con đeo dép đi”, “con có ăn bánh không?”

Bố mẹ nên làm gì khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói và cách khắc phục - ảnh 2

Bố mẹ cần phải dành nhiều thời gian cho các con yêu hơn (Ảnh minh hoạ)

Lời nói của trẻ phát ra rất không rõ ràng, khiến người trong nhà và người ngoài đều không hiểu. Khi phát âm ra lại lắp bắp, khó phát ra âm thanh hay từ ngữ, khi nói lại có vẻ mặt trẻ nhăn nhó và không đặt câu hỏi. Trẻ đồng thời cũng có biểu hiện không quan tâm và không tương tác với những trẻ khác.

– Trẻ 4 tuổi chậm nói

Lúc này Trẻ chưa thể phát âm thành thục các phụ âm, chưa hiểu được khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”. Đồng thời trẻ cũng không sử dụng nhân xưng “con” và “mẹ” đúng cách.

Những cách giúp trẻ vượt qua chứng chậm nói

Đối với những trẻ có dấu hiệu chậm nói các bố mẹ cần phải tạo môi trường để trẻ có cơ hội giao tiếp, đến những nơi đông người, đặc biệt là phải chịu khó nói chuyện với trẻ. Các bố mẹ cũng không nên quá xót ruột mà cần phải kiên trì, chịu khó, không bỏ cuộc.

Bên cạnh đó một chế đố dinh dưỡng hợp lý, cung cấp cho các con những món ăn bổ dưỡng, những chất giúp trí não phát triển cũng rất quan trọng đối với trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện, vì đủ chất cũng sẽ giúp trẻ phát triển và nói được nhiều hơn.

Như vậy, trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu về dấu hiệu chậm nói ở trẻ cũng như những cách khắc phục tình trạng này. Hy vọng với bài viết này các bậc phụ huynh sẽ quan tâm con mình nhiều hơn, đồng thời sẽ có biện pháp thích hợp nếu như con mình chậm nói.

Minh Trần

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/bo-me-nen-lam-gi-khi-thay-tre-co-dau-hieu-cham-noi-va-cach-khac-phuc-a169393.html

Nguồn : bau.vn