Cách kiểm soát hen suyễn của bà bầu trong thời gian thai kỳ

Bệnh hen suyễn khi mang thai gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé nhưng những nguy cơ này có thể phòng tránh.

Hen suyễn trong thời kỳ mang thai cần có một kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho bản thân là rất cần thiết. Điều này đồng nghĩa bạn có thể điều chỉnh việc điều trị để đáp ứng nhu cầu của bạn. Chẳng hạn, khi bạn bị cảm cúm, điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, bạn nên tăng việc sử dụng ống hít hoặc bắt đầu sử dụng chúng nếu như bạn không sử dụng thường xuyên trước đây. Điều này hoàn toàn an toàn trong thai kỳ bà bầu nhé!

Xác định các tác nhân kích thích từ môi trường:

Dị ứng là nguyên nhân chính gây ra hen suyễn và mẹ có thể biết rõ tác nhân nào gây ra dị ứng đối với mẹ. Do đó, việc tránh tiếp xúc với chúng sẽ giúp mẹ thở dễ dàng hơn lúc mang thai.

Những tác nhân phổ biến và chất kích thích như phấn hoa, lông động vật, bụi, nấm mốc, khói thuốc lá, bụi bặm khi dọn nhà và nước hoa cũng có thể là tác nhân gây dị ứng, vì thế mẹ nên tránh dọn dẹp chúng. Dĩ nhiên là nếu mẹ và ông xã hút thuốc, mẹ nên gợi ý để cả hai vợ chồng cùng bỏ hút thuốc. Mẹ nên lưu ý là nếu đã bị dị ứng với thứ gì trước khi mang thai thì mẹ sẽ tiếp tục bị dị ứng với thứ đó trong khi mang thai.

Cẩn thận khi tập thể dục:

Nếu mẹ lên cơn suyễn do tập thể dục (hoặc do hoạt động nào đó khiến mẹ lên cơn suyễn) thì mẹ nên uống thuốc được kê toa trước khi tập hoặc làm việc đó. Việc này có thể giúp ngăn chặn các đợt tấn công của cơn suyễn. Mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các loại hình thể dục phù hợp.

hen suyễn

Giữ sức khỏe:

Mẹ nên tránh việc bị cảm lạnh, cúm hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác – vì đây cũng là những tác nhân gây hen suyễn. Bác sĩ có thể sẽ cho mẹ thuốc để tránh cơn suyễn khi mới bị cảm lạnh, hoặc có thể mẹ cần điều trị những loại vi khuẩn thứ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp bằng kháng sinh dành cho thai phụ.

hen suyễn

Chích tiêm phòng cúm được khuyến cáo cho tất cả các bà mẹ mang thai, và vắc xin ngừa nhiễm trùng phế cầu đặc biệt quan trọng đối với mẹ đang mắc bệnh hen suyễn (nhất là nếu mẹ đang ở vùng có nguy cơ lây nhiễm cao). Nếu mẹ bị viêm xoang và trào ngược dạ dày mãn tính, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị vì 2 bệnh mãn tính này có thể ảnh hưởng tới việc kiểm soát cơn hen suyễn.

Để ý tới dụng cụ đo lưu lượng đỉnh (peak flow meter):

Làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo rằng mẹ vẫn lấy đủ lượng oxy cần thiết cho cả hai mẹ con. Mẹ hãy kiểm soát lượng không khí qua sự hít thở bằng dụng cụ đo lưu lượng đỉnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Cùng với bác sĩ xây dựng bản kế hoạch hành động của mình,  trong đó ghi rõ cách tự theo dõi bệnh, các loại thuốc sử dụng, các dấu hiệu nhận biết cơn hen suyễn xảy ra và cách đối phó với các cơn hen suyễn này.

Khám thai định kỳ

Thai  phụ phải khám thai định kỳ đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sản khoa cũng cần được thông báo về tình trạng bệnh hen suyễn của thai phụ để có xử trí thích hợp.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng