Cách nhận biết trẻ bị viêm phổi: Căn bệnh nguy hiểm hơn sức tưởng tượng của cha mẹ

Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong nếu không phát hiện kịp. Chính vì thế mẹ đừng lơ là những biểu hiện trẻ bị viêm phổi.

Có đến 99% trường hợp tử vong vì bệnh viêm phổi xảy ra tại các quốc gia đang phát triển. Do đó, việc nhận ra các biểu hiện trẻ bị viêm phổi trong giai đoạn sớm để có thể kịp thời điều trị là rất quan trọng.

Viêm phổi ở trẻ là gì?

Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh chỉ tình trạng phổi bị nhiễm trùng. Các túi khí trong phổi (phế nang) chứa đầy mủ và dịch nhầy khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết.

tre bi viem phoi

Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau khoảng vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm phổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, trong đó thường gặp là: Viêm phổi thể do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất…

Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đẻ non, trẻ có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, trẻ em ở các nước nghèo, điều kiện kinh tế, vệ sinh, chăm sóc y tế kém. Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá ở người lớn. Tuổi đi học mẫu giáo hay nhà trẻ, nơi đông người…là những đối tượng trẻ có tỷ lệ mắc viêm phổi cao.

Các triệu chứng trẻ bị viêm phổi

Tùy vào độ tuổi và nguyên nhân dẫn đến viêm phổi mà có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ có thể tham khảo 1 số triệu chứng chung dưới đây:

Ho: Trẻ bị ho vừa đến nặng, tiếng ho nặng hơn bình thường.

tre bi viem phoi

Thở nhanh:

Thở nhanh liên tục, cần phân biệt với trẻ thở nhanh nhất thời khi sốt cao.

Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể trẻ không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.

Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (đối với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi).

Trẻ bị sốt: Sốt vừa đến sốt cao nhưng đôi khi không có ở trẻ có hệ miễn dịch yếu

 

Nôn mửa: Nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

Thiếu oxy: Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy.

Biểu hiện trẻ bị viêm phổi

Thông thường, viêm phổi bắt đầu xảy ra sau khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi bé bị cảm lạnh hoặc đau họng.

Sau đó, chúng tấn công đến phổi. Chất dịch nhầy, bạch cầu… tập hợp trong các phế nang của phổi khiến cơ thể khó hấp thu được oxy. Điều này vô tình khiến bé phải thở nhanh hơn để phổi có thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể.

Trẻ nhiễm vi khuẩn gây bệnh viêm phổi thường bị bệnh khá nhanh. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi biết sớm nhất là sốt cao đột ngột và thở nhanh bất thường.

tre bi viem phoi

Trẻ bị viêm phổi do virus, có thể các triệu chứng sẽ xuất hiện từ từ và ít nghiêm trọng hơn. Việc trẻ thở khò khè có thể được xem là dấu hiệu phổ biến hơn cả.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm phổi do nấm chlamydia có thể gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ) với biểu hiện bệnh nhẹ và không sốt. Nếu trẻ bị viêm phổi do mắc ho gà, bé sẽ có những cơn ho kéo dài, mặt tái nhợt vì thiếu oxy hoặc khi hít thở nghe như tiếng rít. Hãy cho trẻ chủng ngừa vaccine ho gà nhằm bảo vệ bé chống lại căn bệnh này.

Cách phòng ngừa viêm phổi cho trẻ

Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ nhỏ là phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn cũng có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai, vì vậy vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn đã được đưa vào lịch tiêm chủng thường kỳ của trẻ em. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin như: bạch hầu-ho gà- uốn ván, Hib, cúm, phế cầu…

Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan, không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.

Phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân để biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời.

Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay khi sinh ra đến khi 2 tuổi để cơ thể trẻ được phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.

Bài viết cách nhận biết trẻ bị viêm phổi của Bau.vn hi vọng sẽ giúp ích được cha mẹ trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con nhỏ.

 

 

Nguồn : bau.vn