Căng thẳng khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Căng thẳng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ, sự phát triển của thai nhi và đây cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề khác.

Căng thẳng là một điều rất bình thường trong cuộc sống, ngay cả khi mang thai bạn cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Nhưng có phải tất cả những căng thẳng đều có hại? Và tại sao stress khi mang thai lại có thể ảnh hưởng đến thai nhi? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mẹ có thể khiến trẻ sinh non hoặc nhẹ cân

Căng thẳng làm cơ thể tăng sản xuất hormone giải phóng corticotropin (CRH). Ở thai phụ, CRH ảnh hưởng đến thời gian mang thai và sự trưởng thành của thai nhi. Mức CRH càng cao, ngày sinh càng đến sớm.

Sinh non]: Triệu chứng và Nguyên nhân

Đáng ngạc nhiên là điều này lại thường xảy ra vào ba tháng đầu của thai kỳ. Các chuyên gia sản phụ khoa từng nghĩ rằng để ngăn ngừa sinh non, thai phụ nên tránh căng thẳng trong ba tháng cuối, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Căng thẳng làm gia tăng CRH dẫn đến sinh non lại xảy ra vào những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Tăng mức độ sợ hãi và lo lắng của trẻ

Mức cortisol cao ở phụ nữ mang thai khiến trẻ dễ bị căng thẳng trong tương lai. Điều này thấy rõ khi trẻ sơ sinh bị lấy máu để xét nghiệm, bé có phản ứng căng thẳng mạnh mẽ hơn.

Quá bảo vệ, lo lắng cho con, có thể bạn đã bị... rối loạn ám ảnh cưỡng chế - Báo Gia Đình & Xã Hội

Khi đến tuổi tập đi, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy một người lạ bước vào phòng hoặc quả bóng lăn về phía mình. Thông thường, trẻ sẽ vui vẻ tham gia vào trò chơi nhưng chúng lại đứng yên hoặc chạy đến bên mẹ để cảm thấy an toàn hơn. Các bà mẹ cũng nhận thấy rằng trẻ còn lo lắng nhiều hơn ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học hay sợ đi học hơn.

Ảnh hưởng đến chỉ số IQ và sự phát triển trí não

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Wayne State, Mỹ, tìm thấy rằng mẹ căng thẳng ảnh hưởng đến kết nối não bộ và tổ chức các hệ thống chức năng thần kinh khiến não làm việc kém hiệu quả hơn.

3 giai đoạn quan trọng phát triển trí não của trẻ cha mẹ nào cũng cần biết

Các nhà nghiên cứu còn cho biết bộ não không phát triển từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất. Thật ra, tiểu não, trung tâm phản ứng căng thẳng, là một trong những cơ quan phát triển đầu tiên. Điều này khiến thai nhi nhạy cảm khi mẹ bị căng thẳng ngay từ đầu.

Xảy ra một số sức khỏe của bé

Mẹ bầu căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Kết quả cho thấy trẻ có nguy cơ nhiễm trùng sớm và rối loạn tâm thần khi bị căng thẳng từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, trẻ còn gặp các vấn đề khác như mắt, tai, tiêu hóa, hô hấp, da, cơ xương khớp, tuần hoàn, các bệnh về cơ quan sinh dục, dị ứng và hen suyễn.

Cách chăm sóc sức khỏe cho bé cha mẹ cần biết

Một mối liên kết khác còn được tìm thấy giữa căng thẳng và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Ảnh hưởng này còn mạnh hơn so với thai phụ hút thuốc lá.

Gây các vấn đề về giấc ngủ của thai nhi

Tâm trạng người mẹ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn cả giấc ngủ của bé. Một nghiên cứu năm 2007 đã phát hiện ra rằng thai phụ căng thẳng ảnh hưởng đến thời gian ngủ của bé.

Giấc ngủ của bé những tháng đầu đời - Bệnh viện Từ Dũ

Các nhà khoa học đã kiểm tra thời gian ngủ và tần suất thức dậy trong đêm của bé 6, 18 và 30 tháng tuổi. Kết quả, những bé có mẹ lo lắng trong thai kỳ thường gặp vấn đề về giấc ngủ lúc 18 và 30 tháng. Điều này xảy ra do cortisol đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến vùng não chịu trách nhiệm cho nhịp sinh học của bé.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.