Chửa lại vết mổ cũ – mối nguy hiểm khôn lường

Chửa tại vết mổ đẻ cũ là một biến chứng thai sản nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra băng huyết, vỡ tử cung, phải cắt bỏ tử cung, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

1. Chửa tại vết mổ là gì?

Bình thường, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ di chuyển và làm tổ ở vùng đáy tử cung. Nơi có lớp cân cơ đủ dày để thai nhi có thể sinh trưởng và phát triển an toàn.

Chửa tại vết mổ cũ là trường hợp thai làm tổ sai vị trí. Khi túi thai làm tổ và phát triển tại vị trí eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ trong lần sinh nở trước đó.

Sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang, liệu có nguy hiểm không?

Vết mổ đẻ

Thai làm tổ tại vết mổ cũ được chia làm hai dạng:

Dạng 1: gai nhau xâm nhập phía trước sẹo mổ có xu hướng phát triển về phía eo – cổ tử cung hoặc hướng lên trên buồng tử cung (chỉ dạng thai phát triển về buồng tử cung có thể sống được); còn thai phát triển về eo – cổ tử cung có nguy cơ gây băng huyết phải bỏ thai.

Dạng 2: gai rau thâm nhập sâu vào trong sẹo mổ và có xu hướng phát triển vào bàng quang, trong ổ bụng. Dạng này tiến triển dẫn tới biến chứng vỡ tử cung trong lúc mang thai; gây chảy máu ồ ạt và nguy cơ đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi.

2. Triệu chứng của chửa tại vết mổ

* Triệu chứng lâm sàng:

những triệu chứng gần giống dọa sẩy thai hoặc chửa ngoài tử cung

Chậm kinh

Ra máu âm đạo bất thường

Đau bụng lâm râm

Chửa lại vết mổ cũ - mối nguy hiểm khôn lường - ảnh 1

Hình ảnh siêu âm thai nằm tại vị trí vết mổ

Thông qua hình thái siêu âm

    • Không thấy túi ối trong buồng tử cung
    • Thai nằm ở thành trước đoạn eo tử cung có cơ tử cung phân cách giữa túi thai với bàng quang.
    • Siêu âm Doppler cho thấy có sự gia tăng mạch máu quanh túi thai.
    • Mất hay thiếu lớp cơ bình thường giữa bàng quang và túi thai.

2. Chửa tại vết mổ cũ nguy hiểm như thế nào?

Chửa tại vết mổ cũ được liệt kê vào danh sách các biến chứng thai sản nguy hiểm. Bệnh hiếm khi gặp, chỉ 1% phụ nữ gặp phải biến chứng này. Người bị chửa tại vết mổ cũ có thể gặp các nguy cơ thai sản nguy hiểm sau:

  • Băng huyết nếu sẩy thai tự nhiên
  • Vỡ tử cung do nhau thai đâm thủng tử cung tại vết mổ cũ
  • Bắt buộc phải cắt bỏ tử cung
  • Nguy hiểm đến tính mạng do mất máu quá nhiều nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Người bị chửa tại vết mổ đẻ cũ không thể giữ lại thai nhi, do trong quá trình phát triển bào thai ngày càng tăng kích thước, nguy cơ vỡ tử cung là rất cao.

4. Chửa tại vết mổ cần điều trị như thế nào?

– Đối với trường hợp chửa tại vết mổ cũ, nguyên tắc điều trị là phải lấy khối thai trước khi vỡ và bảo tồn khả năng sinh sản.

– Việc điều trị thường phối hợp nhiều phương thức và được cân nhắc trên từng người bệnh.

– Những phương pháp hút thai và chèn bóng vào buồng tử cung tại vết mổ đẻ cũ có thể được chỉ định đối với trường hợp thai nhỏ.

– Phương pháp phẫu thuật lấy thai, khâu bảo tồn tử cung kết hợp thắt động mạch cổ tử cung âm đạo, đặt một dụng cụ dẫn lưu từ buồng tử cung rồi khâu phục hồi cơ tử cung có thể được chỉ định với những trường hợp thai to.

Xử trí khi bị chửa tại vết mổ đẻ cũ | Vinmec

Nên xử lý ngay nếu thấy biểu hiện của chửa lại vết mổ

Khi người phụ nữ có vết mổ đẻ cũ thì những nguy cơ đối với lần mang thai sau sẽ cao hơn so với phụ nữ sinh thường. Tuy nhiên, trường hợp chửa trên vết mổ là trường hợp hiếm gặp và có thể xử trí được nếu được phát hiện sớm. Vậy nên, khi có bất kỳ dấu hiệu chậm kinh nào, người phụ nữ cần đi kiểm tra sớm nhất có thể để theo dõi được tình hình sức khỏe của bản thân cũng như của thai một cách tốt nhất.

Ngọc Hồi

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/chua-lai-vet-mo-cu-moi-nguy-hiem-khon-luong-a170879.html

Nguồn : bau.vn