Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình
Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng, sau bên…Vậy có nên mang thai khi đang bị thoát vị đĩa đệm?
Bạn có nên mang thai khi đang bị thoát vị đĩa đệm?
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Các cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện khiến thai phụ khỏe mạnh cũng có thể bị mệt mỏi với tâm trạng khó chịu, bức bối.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm sẽ phải chịu đựng cơn đau dữ dội hơn nhiều lần, do sức ép của thai nhi lên vùng cột sống lưng sẽ càng tăng theo thời gian. Ngoài ra, lựa chọn các phương pháp giảm đau khi mang thai sẽ bị giới hạn khá nhiều. Thai phụ tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian này vì có thể gây những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của thai nhi, gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Có nên mang thai khi đang bị thoát vị đĩa đệm?
Vì vậy, nếu có điều kiện và thời gian, bạn nên điều trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm trước khi quyết định mang thai. Trong trường hợp đang điều trị bệnh nhưng mong muốn có con, bạn nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra các phương pháp điều trị bảo tồn nhằm giảm đau khi mang thai mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trước khi mang thai
- Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho sụn khớp: là sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, Sản phẩm chứa tinh chất thiên nhiên cung cấp nhiều acid amin có lợi cho xương khớp. Đặc biệt, cáo các chất kích thích các tế bào sụn tăng cường sản sinh các chất căn bản có tác dụng tạo nên sự chắc khỏe của sụn khớp là aggrecan và collagen tuýp 2, đồng thời còn giúp gia tăng mật độ xương dưới sụn, giúp hệ xương khớp chắc khỏe, bao gồm cả cột sống. Từ đó, giúp giảm đau hiệu quả, an toàn, kiểm soát tốt bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bổ sung nhiều các dưỡng chất chuyên biệt cho sụn khớp
- Tập vật lý trị liệu: Nếu có thời gian, bạn hãy đến những bệnh viện lớn có khoa vật lý trị liệu hoặc các trung tâm uy tín để được hướng dẫn những bài tập có lợi cho cột sống.
- Hạn chế các tư thế gập người, mang ba lô, túi xách nặng: Người bị thoát vị đĩa đệm nói chung cần hạn chế lao động nặng, thậm chí không nên đeo balo, túi xách quá nặng trên lưng, vai; tránh các động tác xoắn, vặn người quá mức có thể làm tổn thương cột sống.
- Ăn uống đa dạng, đủ chất: Người bệnh cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng, sức khỏe chống chọi với bệnh.
Nguồn : bau.vn