Đảo Baljenac: Dấu vân tay khổng lồ giữa đại dương

Sự thật phía sau "dấu vân tay khổng lồ" giữa đại dương mênh mông đang được nhiều người tò mò nhắc đến đang dần được hé lộ.

Bí ẩn dấu vân tay khổng lồ này thực ra là hòn đảo Baljenac (hoặc Bavljenac) nằm tại vùng biển Adriatic, Croatia. Có chiều dài chỉ hơn nửa cây số nhưng hòn đảo nhỏ này lại đặc biệt gây ấn tượng với những đường vân ngang dọc vô cùng sinh động. Đây chính là mạng lưới các bức tường đá khô dài đến 23km được xây hoàn toàn bằng tay trên đảo, được đắp lên nhằm phân định ranh giới ruộng đất và các khu vực nông nghiệp lân cận nhau.

Đảo Baljenac

Với diện tích chỉ khoảng 1,4km2 thế nhưng Baljenac lại là một trong những điểm đến du lịch được nhắc đến nhiều nhất thời gian gần đây. Baljenac có hình bầu dục méo, bề mặt của nó được bao phủ với rất nhiều những viền đá khô. Vậy nên khi ngồi từ máy bay nhìn xuống, người ta sẽ phải ngạc nhiên bởi trông hòn đảo nhỏ với vẻ cảnh quan tuyệt đẹp này chẳng khác gì một dấu vân tay khổng lồ với những đường vân ngang dọc vô cùng sinh động.

Bí ẩn về đảo Baljenac

Mặc dù không có người ở nhưng hòn đảo được yêu cầu đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO lý do là nó được bao phủ bởi mạng lưới các bức tường đá thấp cổ xưa. Các bức tường xây dựng vững chắc mà không cần dùng vữa hoặc xi măng. Người ta tin rằng các bức tường được xây dựng từ thế kỷ XIX thời kỳ hoàng kim của nghề sản xuất rượu vang Dalmatian.

Giống như nhiều quốc gia Tây Âu như Ireland, Anh và Scotland, phần lớn vùng ngoại ô và bờ biển ở Croatia được bao quanh bởi những bức tường đá. Những bức tường đá được xây dựng cách đây nhiều thế kỷ và được sử dụng để đánh dấu ranh giới giữa các mảnh đất nông nghiệp liền kề nhau. Chúng được xây dựng bằng cách xếp các khối đá lên nhau mà không cần vôi vữa.

Tuy nhiên nhiều hòn đảo khác trên quần đảo của Croatia đều là nơi ẩn náu của các Kito hữu từ thế kỷ XVI và XVII. Có thể các bức tường mọc lên vào thời điểm đó. Nhiều vùng bờ biển ở Croatia địa hình đá vôi. Để canh tác trên địa hình như thế này, nông dân phải cẩn thận nhặt những khối đá khỏi đất và sử dụng để xây dựng các bức tường quanh mảnh đất. Trong một số trường hợp, bức tường đá có thể kéo dài nhiều km.

Độc đáo từ các bức tường đá trên đảo

Đặc trưng của nhiều vùng bờ biển ở Croatia là địa hình núi đá vôi. Trước kia, để canh tác trên địa hình như thế này, người nông dân phải nhặt những khối đá khỏi đất, cải tạo chúng thành những mảnh có kích thước giống nhau, rồi xây dựng các bức tường đá bao quanh mỗi mảnh đất. Ở nhiều chỗ trên đảo, bức tường đá có thể dài tới vài km.

Đảo Baljenac

Thói quen đắp bờ bằng đá này đã có từ hàng nghìn năm nay, vì địa chất của đảo Baljenac phần lớn là đá vôi, người dân không có đất để trồng trọt. Do đó, những người nông dân đã bới đá dưới phần đất của mình để xây bờ kè, vừa tiết kiệm công sức di chuyển các hòn đá, vừa có đất canh tác.

Ngoài tác dụng xác định ranh giới đất nông nghiệp, các bức tường này còn rất có ích cho việc canh tác. Những bức tường đá cũng có tác dụng bảo vệ cây trồng trên các mảnh đất khỏi gió mạnh dọc bờ biển. Trên hòn đảo ở biển Adriatic, các nông dân thậm chí còn xây dựng hệ thống tường đá dài hơn 1000 km.

Nguồn : bau.vn