Dưới đây là những kiểu người mẹ sẽ sinh con khỏe mạnh, không lo dị tật

Mẹ nào khi mới mang thai cũng lo lắng làm sao để sau 9 tháng sinh con được khỏe mạnh. Đừng lo mẹ à, dưới đây là những biện pháp để mẹ sẽ không gặp rắc rối suốt 9 tháng thai kỳ.

Khỏe mạnh ở đây bao gồm luôn cả việc bảo vệ bé khỏi bị dị ứng, eczema, hen suyễn, trầm cảm, các vấn đề đường ruột, bệnh tự miễn dịch, bệnh tiểu đường, bệnh tim, và thậm chí chứng tự kỷ. Nghiêm túc đấy: tốt nhất bạn nên chuẩn bị một môi trường hoàn hảo cho thiên thần bé nhỏ của bạn.

1. Nếu đang chuẩn bị có con, hãy bổ sung vitamin

Các khuyến cáo y tế đã khẳng định rõ: tất cả phụ nữ đang lên kế hoạch có con hãy sử dụng axit folic (một vitamin nhóm B) bởi vì nó vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe của bé chống lại các khuyết tật ống thần kinh. Không chỉ có vậy, axit folic còn bảo vệ bạn khỏi biến chứng sẩy thai, sinh non, cao huyết áp và tiền sản giật trong thai kỳ. Chưa kể acid folic còn có thể ngăn ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ.

Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 400 mcg đến 1 mg acid folic để bảo vệ tối ưu. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm vitamin D3 (1.000 đến 2.000 đơn vị mỗi ngày), vitamin E và sắt. Tất cả những vitamin này đều có tác dụng giúp bạn chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, viên mãn.

Dưới đây là những kiểu người mẹ sẽ sinh con khỏe mạnh, không lo dị tật - ảnh 1

Hãy có kế hoạch bổ sung vitamin sớm nhất có thể khi chuẩn bị mang thai

2. Nói không với cá ngừ và tất cả các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân

Cá là một nguồn protein siêu giàu dinh dưỡng như protein, sắt và axit béo omega-3, rất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ của bào thai, của trẻ đang bú mẹ và trẻ nhỏ. Nhưng một số loại cá lại có hàm lượng thủy ngân cao, khi đi vào thai nhi qua dây rốn có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe như khiếm khuyết nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như mù, điếc hay chậm phát triển trí não nếu như bào thai bị nhiễm kim loại này từ trong tử cung. Thủy ngân đặc biệt độc hại vì nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ thống nội tiết tố. Cá ngừ là một trong các loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân rất cao, và một số loại cá ngừ có mức độ thủy ngân cao hơn các loại khác. Do đó, tốt nhất là phụ nữ sắp và đang làm mẹ nên tuyệt đối tránh tất cả các loại cá ngừ trong suốt thai kỳ và khi cho con bú.

3. Tẩy trang kỹ lưỡng

Hầu hết phụ nữ đều dùng mỹ phẩm, có người còn có cả chục loại mỹ phẩm sử dụng khắp thân thể mỗi buổi sáng trước khi bước ra khỏi nhà. Một vài loại mỹ phẩm có chứa độc tố có thể thẩm thấu qua da: ví dụ như thủy ngân, chì, đồng… sẽ được tích lũy vào cơ thể em bé khi mẹ mang thai bé mà thường xuyên trang điểm. Tốt nhất, trong thời gian mang thai, mẹ nên chọn những dòng sản phẩm chứa ít hóa chất, chiết xuất từ thiên nhiên và tận dụng tối đa những nguồn mỹ phẩm chưa qua tác động của công nghệ chế biến như hoa quả, rau củ… Không sử dụng các loại chì để kẻ lông mày, môi và mắt. Hạn chế tối đa việc tô son môi, vì trong son môi có chứa nhiều chì. Mẹ phải tẩy trang cẩn thận và triệt để sau khi trang điểm, nhưng không nên lạm dụng nước tẩy trang, có thể dùng nước vo gạo, các loại sữa tươi để rửa sạch mặt là cách làm đẹp hữu hiệu và an toàn.

Dưới đây là những kiểu người mẹ sẽ sinh con khỏe mạnh, không lo dị tật - ảnh 2

Tưởng không quan trọng nhưng việc tẩy trang hàng ngày cũng quyết định đến khả năn thụ thai của mẹ

4. Sử dụng thực phẩm an toàn

Việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu khi mẹ mang bầu sẽ dẫn đến giảm chỉ số IQ ở trẻ. Chính vì vậy, một lối sống khỏe mạnh, sử dụng thực phẩm an toàn (rau củ quả sạch) sẽ ngăn chặn nguy cơ tổn hại sức khỏe tâm thần của thai nhi.

5. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Những phụ nữ thừa cân khi có thai có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn nhiều và em bé có nhiều khả năng gặp một loạt các vấn đề sức khỏe: từ dị ứng, hen suyễn, béo phì ở trẻ em đến bệnh tiểu đường và bệnh tim… Chính vì thế, để chuẩn bị có thai, mẹ phải chỉnh lại thói quen ăn uống khôn ngoan, tập yoga hoặc tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.

6. Tránh căng thẳng

Tình trạng căng thẳng thần kinh ảnh hưởng đến lượng đường và insulin trong máu và gây ra các vấn đề biến chứng thai kỳ. Căng thẳng trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến chứng trầm cảm, lo âu, và béo phì ở trẻ em. Trong thực tế, ước tính ít nhất 80% các vấn đề về sức khỏe thai kỳ đều bị gây ra bởi stress. Vì vậy, trước khi có bầu, hãy chọn các phương pháp giảm stress hiệu quả như: yoga, thiền, tập thể dục, thay đổi cuộc sống/ công việc/ mối quan hệ có thể gây nguy hiểm. Nếu không, hãy học cách kiểm soát căng thẳng và sống vui vẻ, lạc quan để có thể sinh ra những em bé vui tươi, khỏe mạnh.

7. Có ý thức bảo vệ con ngay từ khi mang thai

Dưới đây là những kiểu người mẹ sẽ sinh con khỏe mạnh, không lo dị tật - ảnh 3

Hãy có ý thức chọn những gì tốt nhất cho con mẹ nhé

Bạn có biết rằng sức khỏe đường ruột của một người được quyết định ở giai đoạn dưới ba tuổi, và hầu hết tất cả đều nhờ mẹ? Khi mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đường ruột khỏe mạnh, cơ quan sinh sản khỏe mạnh thì em bé mới có cơ hội sinh ra khỏe mạnh. Bởi vì bé được sinh qua ngả âm đạo của mẹ, thì sự chuyển dạ của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ đề kháng tốt. Bên cạnh đó, việc được sinh thường qua đường tự nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch trẻ có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo và chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt. Do đó, mẹ khỏe mạnh cũng giống như đầu tư vào “tài khoản sức khỏe” của bé, và quá trình đầu tư này nên bắt đầu từ trước khi mang thai. Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học cho trẻ giai đoạn bú mẹ hoàn toàn và giai đoạn ăn dặm sẽ giúp trẻ có một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh lâu dài.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng