Góc giải đáp: Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Một số lưu ý quan trọng

Trẻ sơ sinh nằm võng có được không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Dưới đây là câu trả lời và một số lưu ý mà mẹ cần biết khi cho bé nằm võng.

Nhiều cha mẹ có thói quen cho trẻ sơ sinh nằm võng và đang thắc mắc không biết có ảnh hưởng gì tới não không? Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng? Bau.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Để trả lời được câu hỏi này, trước hết bạn cần tìm hiểu về ưu và nhược điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng dưới đây.

1. Ưu điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Trước tiên là những ưu điểm khi cho bé sơ sinh nằm võng như:

  • Khi nằm võng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn. Vì sự chuyển động của võng sẽ giúp bạn có cảm giác như đang nằm trong tử cung bụng mẹ và yên tâm hơn khi ngủ. 
  • Võng sẽ ôm trọn lấy bé và bao bọc như đang được mẹ bế nên sẽ có cảm giác an toàn hơn. 
  • Mẹ có thể dễ dàng đặt bé ngủ và làm việc nhà hoặc ru bé ngủ.

tre so sinh nam vong

2. Nhược điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Bên cạnh những ưu điểm ở trên, khi cho trẻ sơ sinh nằm võng còn có một số nhược điểm do các chuyên gia, các bác sĩ chia sẻ và bạn cần lưu ý. 

Ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh vận động

Khi nằm võng trẻ sẽ khó tiếp cận các động tác đi lại, trườn, bò hoặc cầm nắm đồ vật. Vì vậy, nằm võng sẽ có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh vận động của trẻ, khiến bé kém linh hoạt và có khả năng nhận biết kém hơn. 

Hội chứng rung lắc-Trẻ sơ sinh nằm võng

Rất nhiều phụ huynh đang thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng. Cha mẹ cần lưu ý rằng, vì hệ thần kinh của bé sơ sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng tới não bộ khi rung lắc mạnh. Thậm chí, theo nghiên cứu, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc, não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương.

tre so sinh nam vong

Do đó, nhiều chuyên gia cảnh báo về tình trạng bố mẹ cho bé nằm võng rung lắc trong thời gian dài sẽ gây hội chứng rung lắc, tổn thương não. Điều đó còn có thể dẫn đến việc trẻ rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển và nhận thức kém. 

Ảnh hưởng tới lồng ngực và cột sống

Vì cột sống của trẻ sơ sinh vẫn còn mềm và dễ bị cong theo độ lún của võng. Do đó cho bé nằm võng có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị cong vẹo cột sống, gây ảnh hưởng tới lồng ngực và các cơ quan như phổi, tim. 

Gây ức chế thần kinh

Thói quen rung lắc võng mạnh khiến bé bị tác động thần kinh và có cảm giác sợ hãi khóc thét. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tác động tới não của trẻ và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

 Cơ bắp kém phát triển

Một số thông tin nghiên cứu cho thấy phụ huynh hạn chế cho bé nằm võng vì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ bắp. Khi nằm võng trẻ sẽ bị chèn ép cổ gây vẹo cổ, vẹo đầu và chèn ép chân. Khi đó trẻ dễ bị tụ máu và máu không điều hòa tới não bộ, cơ bắp sẽ kém phát triển. 

Phụ thuộc vào võng

 Nếu trẻ quen với chuyển động của võng sẽ rất dễ bị phụ thuộc. Khi đó, nếu không có võng trẻ sẽ khó ngủ ngon giấc. 

Dễ bị ngã và khó thở

Khi trẻ nằm võng nếu lật người hay giật mình sẽ rất dễ bị ngã. Bên cạnh đó, khi lật người bé sẽ rất khó lật ngược lại. Đặc biệt, khi nằm võng trẻ sẽ ở tư thế gập cổ khiến bé khó thở rất nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh nằm võng: nên hay không?

Lời khuyên từ một số chuyên gia là cha mẹ không nên cho bé sơ sinh nằm võng để hạn chế tối đa những trường hợp ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của con như kể trên. 

Những điều bố mẹ cần lưu ý 

Bạn cần nắm rõ những lưu ý dưới đây:

  • Nên cho bé nằm võng với thời gian ngắn vào ban ngày và không nên cho con nằm suốt cả đêm. 
  • Đặt bé nằm chéo so với chiều dài của võng và lót tấm chiếu nhỏ ở dưới để tránh ảnh hưởng tới cột sống. 
  • Tránh cho bé nằm võng sớm khi dưới 3 tháng tuổi.
  • Lựa chọn loại võng có chất liệu thoáng mát và tránh có tua rua, kim loại. 
  • Đảm bảo võng được lắp ở vị trí chắc chắn và thường xuyên kiểm tra dây buộc võng. 
  • Tránh đu đưa võng quá mạnh gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc. Từ đó, giúp bạn có thông tin hữu ích khi chăm sóc bé.

Nguồn : bau.vn

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.