Khi nào cần khám thai lần đầu? Trao đổi những thông tin nào với bác sĩ

Khám thai lần đầu được coi là cuộc hẹn quan trọng nhất đối với mẹ bầu và thai nhi. Sự gặp mặt củ mẹ bầu với bác sĩ vô cùng quan trọng để đánh giá được sức khỏe toàn diện của thai nhi và tư vấn cách chăm sóc.

Đối với người chưa có kinh nghiệm chắc hẳn sẽ thắc mắc không biết khi đi khám thai lần đầu nên hỏi gì và cần làm những gì. Hãy gỡ bỏ những lo âu đó bằng bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

Sau khi đã xác định thụ thai bằng que thử thai 2 vạch, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ mình mang thai. Nếu đã chắc chắn bằng các biểu hiện, thì khoảng 6-8 tuần nên đi đến gặp bác sĩ.

kham thai lan dau

Việc gặp bác sĩ sớm sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của bản thân, có vấn đề gì bất thường từ thai nhi hay không? Do đó, khi có các dấu hiệu, khuyến cáo bạn nên đi khám sớm.

Buổi đầu khám thai gồm những gì?

1. Tìm hiểu và kiểm tra sức khỏe

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đo chiều cao và cân nặng, huyết áp của mẹ. Trong quá trình thăm khám bác sĩ thường đặt ra một số câu hỏi như:

  • Đây là lần mang thai thứ mấy? Tìm hiểu về lần mang thai trước đó (nếu có) để biết bạn có từng gặp những vấn đề khác thường như mang thai ngoài tử cung, các cuộc phẫu thuật trước đó…
  • Tìm hiểu về tiền sử bệnh tật gia đình, bao gồm các bệnh di truyền hoặc đái tháo đường để có biện pháp xử lý.
  • Hỏi các vấn đề tâm lý của mẹ bầu, lối sống trước đây và những điều gây hại đến sức khỏe.

kham thai lan dau

Những câu hỏi trên nhằm tìm hiểu kỹ càng về lối sống, thói quen sinh hoạt, sức khỏe để bác sĩ có hướng chăm sóc mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

2. Kiểm tra sức khỏe thai nhi

Thông thường, trong buổi khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tiến hành siêu âm đầu dò để xác định bạn có mang thai hay không, thai có làm tổ trong tử cung? Kết quả siêu âm cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được thai nhi bao nhiêu tuần tuổi, lên lịch khám thai định kỳ và dự đoán ngày sinh.

Bên cạnh đó, nếu bạn trên 35 tuổi, bác sĩ thường đề xuất thêm các loại xét nghiệm có thể thực hiện trong thai kỳ như chọc dò màng ối, sinh thiết gai nhau… để kiểm tra xem thai nhi có nguy cơ nào về sức khỏe và quá trình phát triển hay không?

3. Các xét nghiệm lần đầu mang thai

Siêu âm: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi để phát hiện những điều bất thường.

Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra mẹ bầu nhiễm trùng đường tiết niệu hay không? Nếu có bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp nhất.

Xét nghiệm máu: Điều này để chẩn đoán mẹ bầu có thiếu máu hay không, mắc các bệnh di truyền hay lây lan qua đường tình dục…

Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ đưa cho bạn lời khuyên tốt nhất để thai nhi phát triển toàn diện.

Những lưu ý trong khám thai lần đầu

Bạn cần chọn lựa bệnh viện, phòng khám uy tín, thiết bị hiện đại… để đảm bảo an toàn và có kết quả xét nghiệm chính xác sau khi khám thai.

Thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian khá nhạy cảm nên bạn cần giữ tâm lý thư giãn, mặc quần áo thoải mái, đi giày dép thấp để thuận tiện và an toàn khi đi khám thai.

Nên ghi ra giấy hoặc ghi chú trong điện thoại những vấn đề mình thắc mắc về chăm sóc sức khỏe khi mang thai trước khi đi khám. Điều này giúp bạn không bị sót những thông tin cần bác sĩ giải đáp trong lần khám thai đầu tiên và để bản thân đỡ lo lắng hơn.

kham thai lan dau

Nên thành thật về tiền sử bệnh tật hoặc bệnh di truyền nào trong gia đình với bác sĩ. Cách tốt nhất, lần đầu bạn nên đi khám thai cùng chồng để đảm bảo không bị sai sót thông tin về tiền sử bệnh của gia đình nội, ngoại hai bên.

Điều quan trọng cuối cùng, bạn nên giữ lại kết quả khám thai lần đầu tiên để làm cơ sở theo dõi cho những lần khám thai tiếp theo được chính xác nhất .

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?