5 thói quen mẹ bầu nên duy trì để giúp thai nhi thông minh, mạnh khỏe

Thói quen sinh hoạt của mẹ bầu có ảnh hưởng nhất định tới thai nhi. Nếu muốn con khỏe mạnh, thông minh thì mẹ bầu nhớ giữ 5 thói quen này.

Thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, dù cho đó là thói quen xấu hay tốt. Chính vì vậy, nếu muốn con khỏe mạnh khi chào đời, mẹ bầu tuyệt đối đừng bỏ qua những thói quen sau.

5 thói quen mẹ bầu nên duy trì để giúp thai nhi khỏe mạnh, thông minh

1. Luôn kiểm soát tốt cảm xúc bản thân

Thông thường, mẹ bầu thường phải chịu những áp lực và bị mất kiểm soát cảm xúc bởi những thứ như áp lực công việc, ốm nghén… Một khi mẹ bầu không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, lúc đó mẹ rất dễ bị kích động, buồn phiền hay giận dữ. Những tác động tưởng chừng như vô hại đó lại gây ảnh hưởng xấu đến khí não của thai nhi. Chính vì vậy, khi chào đời bé dễ bị mất tập trung hay gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỉ. Mẹ có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình bằng cách tìm để bạn bè để trò chuyện, tâm sự hay nghe nhạc để tâm hồn được thư giãn. Tốt nhất, mẹ nên kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân để sinh con được thông minh, khỏe mạnh mẹ nhé.

2. Cho thai nhi nghe nhạc

Âm nhạc là liều thuốc tốt nhất cho tinh thần. Đặc biệt là thái giáo bằng âm nhạc sẽ cực kỳ hữu ích cho mẹ bầu. Âm nhạc sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng, giúp cho cả mẹ và bé đều được thư giãn. Mẹ có thể lựa chọn những loại nhạc cổ điển, nhạc không lời để xoa dịu tâm trí, trấn tĩnh tinh thần. Điều này sẽ góp phần tăng cường trí não cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Hãy áp tai nghe vào bụng bầu để thai nhi cảm nhận mọi thứ rõ hơn, tuy nhiên mẹ không nên bật nhạc quá to vì có khiến làm cho thai nhi bị giật mình. Vì vậy, mỗi khi rảnh rỗi, hãy để bản thân và con yêu được thư giãn trong những giai điệu nhạc nhẹ nhàng.

3. Tích cực vận động

Nhiều mẹ hiểu rằng mai thai không được vận động nhiều, hơn nữa phải đi lại hết sức nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp đặc biệt mà bác sĩ yêu cầu phải dưỡng thai, còn lại các mẹ nên vận động nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho sức khỏe của thai nhi. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ… sẽ giúp cải thiện sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Đồng thời, giúp phát triển trí não của bé ngay từ trong bụng mẹ. Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mẹ có hoạt động thể chất tốt, nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày sẽ sinh em bé có IQ cao hơn so với những mẹ bầu ít vận đông.

4. Ăn uống hợp lý, khoa học

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt khi mẹ đang mang thai. Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ, đa dạng sẽ khiến sức khỏe của mẹ được tăng cường, điều này áp dụng cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, mẹ chỉ được bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho mình và cho con, tránh bổ sung những loại thực phẩm gây hại cho cơ thể. Tránh bổ sung những chất kích thích như đồ uống có cồn hay đồ ăn cay. Hãy tích cực ăn những thực phẩm lành mạnh và tươi vào trong chế độ dinh dưỡng, như vậy con mới có thể khỏe mạnh được.

5. Mẹ bầu trò chuyện cùng thai nhi

me bau thai nhi

Một trong những phương pháp hữu hiệu để sinh con khỏe mạnh, thông minh là luôn trò chuyện cùng con. Đây là một phương pháp thai giáo hiệu quả mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể áp dụng được. Mẹ có thể dành một chút thời gian rảnh trong ngày để bầu bạn cùng con, chẳng hạn như kể con nghe một câu chuyện hay nói về những điều bạn đã trải qua trong ngày. Không chỉ riêng mẹ mà bố cũng cần phải thực hiện điều này nếu muốn con sinh ra thông minh. Thai nhi từ 19 – 21 tuần đã có thể phân biệt được giọng nói của bố, mẹ. Vì vậy cha mẹ hãy tích cực trò chuyện cùng con ở thời điểm này nhé.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?
  • Giải đáp câu hỏi

    Giải đáp câu hỏi "mẹ bầu ăn gì để con thông minh ngay từ trong bụng?"

    Bất kì người mẹ nào đều muốn con phát triển khỏe mạnh, không chỉ về vật chất mà còn cả về trí não, tinh thần. "Mẹ bầu ăn gì để con thông minh" là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
  • Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Có rất nhiều thông tin cho rằng bà bầu ăn dứa sẽ gây sảy thai, nhưng lại nhiều người đồn rằng ăn dứa sẽ giúp dễ đẻ hơn. Vậy thực hư câu chuyện này thế nào?