Khi mang thai, uống nước sẽ rất tốt cho mẹ bầu, nước sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng táo bón, rạn da, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn… Nếu mẹ không cung cấp đủ lượng nước có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và với bé. Mỗi ngày mẹ bầu được khuyên nên uống đủ lượng nước mà cơ thể cần từ 1,5 đến 2 lít. Nhưng có nhiều mẹ lại uống nhiều hơn từ 3 lít trở lên, điều này là sao và với lượng nước đưa vào cơ thể như vậy mẹ sẽ gặp phải rắc rối gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Có một số trường hợp, mẹ bầu rơi vào tình trạng khát nước nặng và mẹ phải uống một lượng nước lớn liên tục do không chịu được cơn khát thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, vì thế tốt nhất mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nước lọc dù rất tốt thì cũng không thể thay thế cho những thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng trong thực đơn của mẹ. Do đó mẹ cần cân bằng giữa uống và ăn. Nếu chỉ chú trọng đến uống nước thì mẹ sẽ dễ dàng nhận ra khi theo dõi biểu đồ tăng cân, mẹ lên cân không tốt. Dù cân nặng có thể lên một chút khi mẹ uống nước no nhưng trọng lượng cơ thể mẹ sẽ sụt đi đáng kể ngay sau đó khi mẹ đi tiểu.
Thích uống nước cũng có thể là một dấu hiệu của chứng nghén đồ ăn lạ khi đang mang thai. Lúc đó thay vì thèm đồ ăn, mẹ lại thèm những thứ như: nước lạnh, đá lạnh, đất… nếu như mẹ chỉ bầu thèm, cực kì thèm nước lạnh thì rất có thể mẹ đang gặp phải chứng nghén lạ này. Điều nguy hiểm khi mẹ gặp phải dấu hiệu nghén lạ này đó là mẹ dung nạp vào cơ thể quá nhiều thứ không phải thức ăn thay vì nhưng món ăn dinh dưỡng bình thường, dẫn đến mẹ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Một điều nữa là, chứng nghén đồ ăn lạ cũng là biểu hiện của việc cơ thể mẹ đang thiếu hụt chất sắt. Điều mẹ cần làm đó phải đi khám sớm nếu như đã bước sang tháng thứ 6, thường nghén chỉ xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên.
Nước lạnh không tốt cho mẹ mang thai, mẹ có thể bị viêm họng, lạnh bụng, đau bụng… và mẹ cần đi hỏi ý kiến bác sĩ nếu như cảm thấy khó khăn khi cân bằng chế độ dinh dưỡng.
Theo Phunuvietkieu
Nguồn : bau.vn