Mẹo dân gian giúp giảm đau lưng khi mới mang thai

Đau lưng khi có thai có khác với đau lưng bình thường hay không? Vậy sự thật đau lưng như thế nào là có thai?

Bạn chợt nhận ra rằng mình bị đau lưng khi mang thai và tình trạng này kéo dài không chấm dứt và tự hỏi liệu mình có đang mang thai hay không, bởi vì đau lưng là một trong những dấu hiệu của việc có bầu, đặc biệt đau lưng khi mang thai tuần đầu cũng thường diễn ra đối với các mẹ bầu.

Bạn đã biết đau lưng như thế nào là có thai, vậy làm thế nào để giảm đau lưng khi mới mang thai? Mẹ hãy:

Vận động và nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu cần có chế độ làm việc nhẹ nhàng (không ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế), nghỉ ngơi hợp lý, tránh mang vác nặng và thường xuyên tập thể dục như đi bộ, yoga, bơi lội. Bên cạnh đó, việc giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng lo âu cũng giúp mẹ bầu bớt đau lưng hơn.

đau lưng khi mang thai

Bổ sung dưỡng chất và các loại vitamin

Để giảm tình trạng đau lưng, bà bầu cũng cần chú ý chế độ ăn uống. Bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và sử dụng các loại vitamin dành cho bà bầu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc này không những giúp mẹ tránh đau lưng mà còn tốt cho thai nhi.

Dùng lá ngải cứu

Lấy một nắm lá ngải cứu (bỏ phần gốc) trộn đều với một ít muối hạt đem rang khoảng 5 phút cho thật nóng rồi dùng khăn mỏng hoặc túi vải bọc lại. Bạn có thể chườm túi ngải cứu muối nóng lên chỗ bị đau vào mỗi tối, trước khi đi ngủ. Thực hiện nhiều lần trong 2 tuần, mẹ bầu sẽ thấy lưng đỡ đau.

Dùng rượu gừng

Bạn rửa sạch gừng tươi, cạo vỏ, sau đó đập giập và ngâm với 2 chén rượu trắng trong 3 – 5 ngày là có thể dùng được.

Rượu gừng trị đau lưng được dùng theo cách sau: Mỗi tối, bạn thoa rượu gừng vào những chỗ bị đau nhức trước khi ngủ. Thực hiện 3 lần/tuần, tình trạng đau sẽ được cải thiện.

Dùng lá ớt

Bạn lấy một nắm lá ớt giã nát và rang nóng lên, thêm vào một chén rượu trắng nhỏ rồi tiếp tục rang cho đến khi rượu bốc hơi hết và lá ớt khô. Cho lá ớt đã rang vào túi vải rồi nhẹ nhàng chườm lên phần lưng bị đau. Lặp lại liên tục nhiều lần trong 2 tuần, bạn sẽ thấy bớt đau lưng.

đau lưng khi mang thai

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.