Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý diễn ra trong thời kỳ đang mang thai. Chúng được chia ra thành hai loại, nhiễm độc thai nghén sớm và nhiễm độc thai nghén nặng tương đương với 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh lý sớm, mẹ bầu sẽ xuất hiện các biểu hiện như nôn ói, mất nước, da xanh. Đối với giai đoạn bệnh lý muộn, thai phụ sẽ có các triệu chứng như tăng huyết áp, phù, protein niệu. Nếu không được điều trị kịp thời rất dễ và có nguy cơ cao bị tiền sản giật, sản giật. Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, thai nhi cũng ảnh hưởng và có nguy cơ bị sinh non, khi sinh dễ bị ngạt. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi và mẹ trong bài viết sau của Bau.vn nhé!
Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu không?
Nhiễm độc thai nghén gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cả mẹ lẫn con.
Đối với mẹ
Đối với trường hợp thai phụ bị nhiễm độc thai nghén sớm (trong vòng 3 tháng đầu) có thể dẫn đến một loạt các tình trạng như mất nước, rối loạn điện giải cho cơ thể, gầy và thậm chí là sút cân. Trong trường hợp thai phụ nhiễm độc thai nghén muộn có thể gây ra một số các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật.
- Tiền sản giật là tình trạng thai phụ thấy choáng váng, xuất hiện hiện tượng mờ mắt, buồn nôn, hai chi dưới phù nặng, tiểu ít hơn bình thường, lượng protein tăng và tăng huyết áp.
- Sản giật thường xảy ra ở thời kỳ cuối thai nghén, khoảng từ tuần thứ 30 trở đi hoặc trong khi chuyển dạ hay sau khi đẻ. Sản giật sẽ gây ra tình trạng sản phụ lên cơn co giật, hôn mê, phù tăng huyết áp, protein niệu. Trong trường hợp này, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm khác như suy tim, phù phổi, chảy máu não và biến chứng nguy hiểm nhất là dẫn tới tử vong ở sản phụ.
Đối với sản giật, dù có được điều trị nhưng chúng vẫn để lại những di chứng về sau như viêm thận, bệnh cao huyết áp hay mù mắt và liệt nửa người.
Đối với thai nhi
- Gây sảy thai từ giai đoạn còn sớm.
- Sinh non giai đoạn muộn.
- Suy dinh dưỡng bào thai.
- Thai nhi bị chậm phát triển.
- Thai nhi nhẹ cân.
- Bị ngạt sau sinh.
- Thai chết lưu.
Dù ở giai đoạn nào, nhiễm độc thai nghén cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vì vậy, việc chủ động theo dõi thường xuyên là việc làm cần thiết ở mẹ bầu. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp mẹ biết thêm được thông tin về tình trạng nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ như thế nào. Hãy thường xuyên cập nhật nhiều bài viết của Bau.vn để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích khi mang thai mẹ nhé!
Nguồn : bau.vn