Những loại thực phẩm mẹ nên tránh cho con để bắt đầu một chế độ ăn dặm khoa học nhất

Để ăn dặm không trở thành một cuộc chiến thì ngay từ hôm nay mẹ nên bắt đầu tìm hiểu về một chế độ ăn dặm chuẩn khoa học. Trước tiên cần lưu ý ngay đâu là những thực phẩm cần tránh cho bé. Dưới đây là những gợi ý của Bầu để mẹ rút kinh nghiệm khi bỡ ngỡ cho con ăn dặm những lần đầu tiên.

Nếu không ăn một nhóm thực phẩm nào đó khi còn nhỏ, điều này có thể sẽ rất khó thay đổi những năm sau này. Đó là lý do vì sao bạn nên khuyến khích con thử đa dạng các món ăn trong giai đoạn bé ăn dặm. Tuy nhiên, vẫn có những thực phẩm bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho bé thử.

1. Mật ong

Mật ong có khả năng chữa thương tự nhiên và có vị ngon ngọt nhưng bạn có biết rằng nó có nguy cơ gây ngộ độc cho con yêu? Điều này tuy không ảnh hưởng đến người lớn nhưng có thể gây hại cho đường tiêu hoá còn non nớt của bé. Mật ong nguyên chất không nên xuất hiện trong thực đơn cho bé ăn dặm trong năm đầu đời. Vì vậy, nên tránh dùng mật ong để làm ngọt thức ăn của trẻ dưới 3 tuổi mẹ nhé.

Những loại thực phẩm mẹ nên tránh cho con để bắt đầu một chế độ ăn dặm khoa học nhất - ảnh 1

Mẹ nên hạn chế dùng mật ong để làm ngọt thức ăn của con trước 3 tuổi

2. Các loại hạt

Các loại quả, hạt và các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại có kích thước nhỏ, do đó chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt thở cho các nhóc tì. Một số loại hạt thường gặp như đậu phộng, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… Bạn có thể thêm chúng vào thực đơn của bé bằng cách xay nhuyễn thành bột mịn, sau đó cho một lượng nhỏ cỡ nửa muỗng cà phê vào trong bột ăn dặm của bé. Khi mới cho bé làm quen với các loại hạt này, nên bắt đầu với một lượng nhỏ để xem thử bé có bị dị ứng hay không.

3. Sữa bò

Sữa bò không thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi, do sữa bò thiếu các chất dinh dưỡng và vitamin như sữa mẹ, mặc khác nó lại có một số enzyme không tương thích với dạ dày còn non nớt của trẻ. Thậm chí đôi khi lactose trong sữa bò có thể gây tiêu chảy và đau bụng ở trẻ.

4. Đường và muối

Hạn chế cho trẻ ăn đường cho tới khi trẻ được 1 tuổi. Ăn quá nhiều đường trong những năm đầu có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và là một trong những lí do khiến trẻ béo phì cùng các biến chứng khác.

Cũng không ngoại lệ đối với muối. Thận của trẻ chưa thật sự phát triển hoàn chỉnh nên khi ăn nhiều thực phẩm chứa muối có thể dẫn đến đầy hơi và gây mất nước. Cách tốt nhất là tránh cho trẻ ăn muối trong năm đầu tiên, đến năm tiếp theo mới thêm muối vào thức ăn nhưng với số lượng rất nhỏ.

Những loại thực phẩm mẹ nên tránh cho con để bắt đầu một chế độ ăn dặm khoa học nhất - ảnh 2

Đường và muối là không cần thiết trong giai đoạn ăn dặm của trẻ

5. Trái cây họ cam, quýt

Đây không phải là thực phẩm xấu, nhưng tốt hơn hết là tránh cho trẻ ăn trong giai đoạn bắt đầu cai sữa. Những loại trái cây này có thể gây dị ứng hoặc kích ứng ở một số trẻ. Thay vì cam quýt, trái cây tốt cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm là chuối, táo, lê …

6. Hải sản

Tốt nhất tránh để trẻ ăn hải sản cho đến khi 9 tháng tuổi. Cá ẩn chứa mối đe dọa của ngộ độc thực phẩm và cũng có thể dẫn đến đau bụng ở trẻ sơ sinh.

7. Thịt

Thịt có thể hơi khó tiêu hóa đối với trẻ trong những ngày đầu cai sữa. Mẹ nên điều chỉnh lượng ăn thật hợp lý trong chế độ ăn dặm trước 1 tuổi của con nhé.

8. Một số loại rau

Những loại thực phẩm mẹ nên tránh cho con để bắt đầu một chế độ ăn dặm khoa học nhất - ảnh 3

Tỏi là một trong những loại gia vị mẹ nên hạn chế trong giai đoạn ăn dặm của con

Bắp cải, hành tây và tỏi có thể gây đau bụng và sình hơi ở trẻ sơ sinh. Các loại rau này tốt nhất nên được sử dụng vào giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn đặc.

Chuẩn bị ăn dặm cho con, nghe qua tưởng có vẻ dễ nhưng trước khi bạn vào bếp, cắt nghiền thức ăn cho con mình thì nhớ chú ý những chia sẻ trên đây của Bầu nhé.

Hà An

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-loai-thuc-pham-me-nen-tranh-cho-con-de-bat-dau-mot-che-do-an-dam-khoa-hoc-nhat-a170176.html

Nguồn : bau.vn