Những lưu ý khi bé bị chảy máu cam

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng.
Chảy máu cam (chảy máu mũi) là bệnh lý vùng tai – mũi – họng khá phổ biến ở trẻ em. Đa phần các trường hợp chảy máu mũi ở trẻ em sẽ tự khỏi và có thể xử trí tại nhà. Trong trường hợp chảy máu cam ở trẻ nghiêm trọng với tần suất nhiều, cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. Cách xử lý khi bé bị chảy máu cam
Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ cần bình tĩnh thao tác theo các bước cơ bản sau đây để giúp con mình vượt qua.

 

Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết

Bước 1: Xác định bên mũi chảy máu

Trẻ nhỏ thường chảy máu cam một bên mũi, tuy nhiên khi bị chảy máu trẻ thường có phản ứng dụi mũi khiến khó phân biệt máu cam chảy ra từ bên nào. Vì vậy các mẹ khi phát hiện con bị chảy máu cam, tuyệt đối không để bé dụi mũi tiếp. Sau khi lau sạch mũi, bé hãy đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra và các mẹ sẽ nhận ra bên mũi nào chảy máu. Đồng thời, tư thế này khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, gây nôn ói.

Bước 2: Cầm máu

Lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút và giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút để máu sẽ ngừng chảy. Lưu ý, không bóp phần xương sống mũi hay chỉ ấn một bên cánh mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu mà còn làm trẻ bị đau. Bên cạnh đó cũng không được thả tay ra quá sớm hoặc nhiều lần có thể khiến máu chảy kéo dài hơn do chưa thể hình thành được cục máu đông ngăn cản máu chảy.

Bước 3: Chăm sóc sau chảy máu cam cho trẻ.

Để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu máu cam vẫn tiếp tục chảy và bị chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng cho máu cam chảy ra ngoài. Không được để trẻ nuốt máu này vì rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc, gây nôn mửa, đau bụng và khó chịu.

Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết

Xác định bên mũi chảy máu cam.

2. Nên phòng tránh chảy máu cam ở trẻ như thế nào?

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Có thể vệ sinh mũi cho trẻ khoảng 1-2 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý để ngừa các bệnh về xoang. Không nên làm dụng cách này vì có thể làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi làm trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi.

  • Giữ ẩm cho mũi trẻ bằng cách bôi vaseline vào phần trước của vách mũi và cho trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.

Cách phòng tránh khi trẻ bị chảy máu cam

Hương Linh 

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-luu-y-khi-be-bi-chay-mau-cam-a173118.html

Nguồn : bau.vn