Nứt cổ gà khi cho con bú

Nứt cổ gà là một trong những nỗi kinh hoàng của các bà mẹ đang cho con bú. Vậy làm thế nào để phòng ngừa?


Các kiểu núm vú 

Có nhiều kiểu núm vú khác nhau: có loại nhỏ, loại to, có núm vú khá dài, và loại núm vú phẳng hoặc bị lõm vào nhưng dù thế nào thì cũng không ảnh hưởng nhiều tới việc chăm sóc bé. Bởi khi bú, bé sẽ ngậm cả quầng vú chứ không chỉ có có núm vú không. Nếu em bé ngậm được kín miệng phần quầng vú thì các kiểu núm vú phẳng hoặc lõm cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên có một vài loại núm vú gây khó khăn cho bé khi bú, có lẽ trong các trường hợp này các mẹ cũng cần đầu tư thời gian để chuẩn bị giúp các bé dễ ngậm bú đối với kiểu núm vú phẳng hoặc lõm vào.

Bạn có thể kiểm tra xem núm vú của mình có phải thuộc loại núm vú phẳng hoặc lõm vào không bằng cách: dùng tay ấn núm vú của bạn vào trong khoảng 3cm, núm vú bình thường sẽ vươn thẳng ra ngoài, núm vú lõm sẽ co vào trong.

Nếu bạn có núm vú phẳng hoặc lõm vào, thì bạn có thể sử dụng loại – Nipple formers (tạo dáng đầu ti)- bạn không nên nhầm lẫn với nipple shields (che núm vú) – để kéo đầu ti ra ngoài. Bạn có thể đeo nippleformer trong áo lót ngực, Để dùng nippleformer thật thoải mái, bạn nên mặc áo lót ngực to hơn một cỡ. nippleformer có thể sử dụng ngay từ khi mang thai hoặc sau khi sinh. Bạn nên hỏi tư vấn các chuyên gia trước khi sử dụng.

 

Cách ngậm núm vú

Nếu bé của bạn ngậm đầu ti đúng cách thì sẽ bú được nhiều sữa và không làm đau núm vú của mẹ.

Bạn hãy kéo bé về phía ngực mình, và kích thích bé bằng cách dùng đầu ti cù vào môi dưới của bé. Bé sẽ há mồm như đang ngáp, lúc này mẹ phải kéo nhanh bé vào ngực mình, quan trọng là kéo bé về phía bầu vú chứ không phải là đưa bầu vú vào miệng của bé. Đỉnh đầu ti của bạn phải hướng lên vòm trên của miệng bé. Bạn hãy kiểm tra các điểm sau để đảm bảo bé ngậm vú đúng cách:

– Mũi và Cằm của bé chạm vào vú của bạn

– Tai, vai và hông của bé tạo thành một đường thẳng

– Miệng của bé mở rộng để ngậm toàn bộ phần quầng vú và đầu ti

– Lưỡi của bé đè lên hàm dưới và hướng ra ngoài

– Đỉnh mũi của bé phải cao ngang bằng đầu núm vú

– Bạn có thể thấy phần quầng vú ở trên nhiều hơn là phần quầng vú ở dưới

– Bạn không bị đau

 

Chăm sóc núm vú

Núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn chỉ cần nhớ tráng nước sạch sau mỗi lần tắm là đủ. Tránh để da bị khô, bị nẻ, chú ý không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch tiệt khuẩn trên vùng vú, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú. 

Sau khi cho con bú, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt sữa mẹ và xoa lên quầng vú sau đó để tự khô. Nếu bạn thấy da quá khô và bị nứt, thì nên xoa kem có tỷ lệ lanolin cao (v.d purelan) xung quanh vùng quầng vú và núm vú. Không dùng miếng lót sữa và áo lót ngực bằng sợi tổng hợp, sẽ gây thoát khí kém. 

Cho con bú đúng cách sẽ không gây đau đớn, nếu bạn thấy đau thì nên hỏi tư vấn các chuyên gia. 

Nguồn : bau.vn