Dấu hiệu trẻ bị nứt kẽ hậu môn
Bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra con mình bị nứt kẽ hậu môn bằng các dấu hiệu sau:
- Trẻ kêu la, quấy khóc mỗi khi đi đại tiện
- Phân có kích thước lớn, cứng và có lẫn máu
- Hậu môn sưng đỏ, có vết rách quan sát được khi kiểm tra hậu môn trẻ
- Ngứa và kích ứng vùng da quanh hậu môn
- Trẻ lớn thường có xu hướng nhịn đi đại tiện để không bị đau
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ ba mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua
Nứt kẽ hậu môn thường không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trẻ mắc bệnh thường xuyên cáu gắt, bực dọc, mất ngủ do đau đớn. Bên cạnh đó, nếu vết nứt dài và sâu, trẻ có thể gặp khó khăn khi ngồi hoặc nằm.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ
- Nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ là do hậu quả của táo bón.
Táo bón kéo dài khiến khối phân trở nên to, khô, cứng. Khi đi đại tiện, bé sẽ phải lấy sức để rặn khiến hậu môn bị giãn quá căng, tăng áp lực lên lớp niêm mạc ống hậu môn, khối phân to, cứng sẽ cọ xát với lớp niêm mạc ở hậu môn gây tình trạng “nứt” chảy máu, đau khi đi ngoài, phân có máu.
- Bên cạnh đó, phân lỏng (tiêu chảy) nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn.
- Những trẻ có cơ thắt hậu môn (cơ vòng hậu môn) chặt sẽ có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn cao hơn so với trẻ cơ cơ vòng hậu môn bình thường.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như viêm, nhiễm khuẩn hay u vùng hậu môn,… cũng là nguyên nhân gây tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ.
Nứt kẽ hậu môn liên quan đến các bệnh lý hậu môn, trực tràng
Khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao?
- Khi phát hiện nứt kẽ hậu môn ở trẻ em, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm, tránh kéo dài bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Đồng thời, cha mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt hợp lý cho trẻ để cải thiện tình trạng bệnh.
- Tập cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi, uống nước ép hoa quả, ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và vitamin.
- Cho trẻ ăn những thực phẩm nhuận tràng như: Khoai lang, bí ngô, súp lơ xanh, rau dền, đu đủ,… giúp phân mềm, tránh táo bón.
- Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và đều đặn mỗi ngày cho trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ, nhất là sau khi đi đại tiện.
Nứt hậu môn ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, sinh hoạt và sự phát triển của trẻ.
Nguồn : bau.vn