Thải độc trước khi mang thai?

Thải độc trước khi sinh là một phần quan trọng của người mẹ trước khi sinh, vì chất độc tích tụ trong người dễ gây ra các chứng bệnh như táo bón, các nốt trên khuôn mặt ảnh hưởng đến mang thai. Vì thế khi phát hiện mình có các loại bệnh dưới đây thì nên phòng chống kịp thời.
Tại sao phải thải độc trước khi sinh ?

Đông y cho rằng, bệnh tật trẻ có liên quan sự hấp thụ các thực phẩm cay và thói quen cuộc sống không tốt. Vì thế phụ nữ khi mang thai nên ăn ít các đồ cay, đắng và nhiều dầu mỡ để tránh tích độc. Những người sắp làm mẹ tốt nhất nên thực hiện thanh độc một chút để tránh tích trữ chất độc trong cơ thể.

Một số bệnh tật cần được thải độc đảm bảo cho sinh đẻ:

Táo bón

Nếu cứ cách 3 ngày bạn mới đi đại tiện thì chắc chắn là đã mắc chứng táo bón. Căn cứ vào tình trạng bệnh khác biệt, táo bón có thể phân thành hai loại hình: táo bón do thói quen và táo bón ngẫu phát. Đại tràng hình thành phân và nước tiểu, có thể khống chế đại tiện. Nếu độc tố tích trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tỳ vị, đại tràng hoạt động bất thường và gây ra táo bón. Nếu mắc căn bệnh này thời gian dài, phân và nước tiểu không được kịp thời bài tiết, gây ra tích trữ độc tố trong cơ thể. Độc tố này hấp thụ vào cơ thể người dễ gây ra các triệu chứng hôi miệng, tỳ vị không kém và nổi các nốt, dẫn đến chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể giảm sút

Béo

Nếu thể trọng của bạn vượt quá 20 % thể trọng tiêu chuẩn, hoặc chỉ số thể trọng: thể trọng ( kg ) / diện tích bề ngoài ( m2 ) lớn hơn 24 thì bạn thuộc tuýp người béo phì. Đây là căn bệnh thừa quá nhiều các chất dinh dưỡng, nếu trong thời gian dài hấp thụ nhiều mỡ, nhiệt lượng, độc tố trong cơ thể càng phát tán, gây ra mất cân bằng cơ thể.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là do viêm da hoặc viêm lỗ chân lông. Ngoài ra do thiếu các nguyên tố vi lượng, tinh thần căng thẳng, chất béo cao hoặc ăn quá nhiều hợp chất đường cũng là nguyên nhân gây mụn trứng cá.

Hôi miệng:

Hôi miệng phần nhiều do phổi, tỳ, vị tích nhiệt và thực phẩm không tiêu hóa hết gây ra, thời gian dài các thực phẩm tích tụ trong cơ thể và biến thành độc tố. Thường xuyên ăn đồ cay, mệt mỏi quá sức, loét dạ dày, hệ tiêu hóa có vấn đề cũng là yếu tố gây ra hôi miệng.

Rối loạn nội tiết da

Da là cơ quan thải độc chủ yếu của cơ thể, tuyến mồ hôi trên da và tuyến mỡ có thể thông qua mồ hôi để thải độc tố. Sự kích thích của các yếu tố bên ngoài, cuộc sống không theo quy luật, tinh thần quá căng thăng, nội tiết kém cũng gây ra rối loạn nội tiết ở da.

Nguồn : bau.vn