Thai nhi bị nấc như thế nào? thai nhi nấc nhiều có sao không?

Có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có. Sân si càng nhiều thì lòng người càng không tịnh.

Tại sao thai nhi lại bị nấc trong bụng mẹ?

Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là một hiện tượng sinh lý rất bình thường của con. Mẹ bầu có thể cảm nhận được hiện tượng này trong giai đoạn từ giữ của thai kỳ (khoảng tuần 16). Một ngày bé có thể nấc một hay nấc nhiều lần tuy nhiên cũng có bé không bị nấc khi còn trong bụng mẹ.

Sở dĩ, thai nhi nấc trong bụng mẹ là do hệ thần kinh trung ương đang dần được hoàn thiện giúp thai nhi bắt đầu có khả năng thở được trong môi trường nước ối trong bụng mẹ dẫn tới các chuyển động bất thường của cơ hoành. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến em bé bị nấc trong bụng mẹ.

Thai nhi bị nấc như thế nào? thai nhi nấc nhiều có sao không?

1. Chuyển động bất thường của cơ hoành

Cũng giống như người lớn, thai nhi có thể bị nấc do những chuyển động bất thường của cơ hoành. Do các cơ quan trong cơ thể chưa được hoàn thiện nên chưa thể tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, các bé sẽ hít vào hoặc thở ra để có thể đẩy nước ối ra ngoài tạo nên các tiếng nấc cụt.

2. Do dây rốn bị chèn ép

Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho thai nhi bị nấc trong bụng mẹ. Nếu trong tuần 32 của thai kỳ mà mẹ vẫn còn cảm nhận thấy thai nhi trong bụng mẹ bị nấc cụt thường xuyên và kéo dài thì đây có thể là nguyên nhân. Mẹ cần hiểu rõ rằng, nguyên nhân này là nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khoẻ của thai nhi. Khi dây rốn bị chèn ép, lượng oxy đến thai nhi giảm đi khiến em bé bị nấc trong một khoảng thời gian dài.

Bởi vậy, khi có cấu hiệu thai nhi 32 tuần tuổi nấc trong một khoảng thời gian dài, thai cử động kém hay có những dấu hiệu bất thường khi mang thai khác thì mẹ nên đi khám thai ngay để được kiểm tra tình trạng sức khoẻ của thai nhi để từ đó có hướng xử lý kịp thời và tốt nhất cho cả 2 mẹ con.

Thai nhi nấc nhiều có sao không?

Thai nhi nấc trong bụng mẹ có nguy hiểm không? thai nhi nấc nhiều có sao không? là những câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Cũng giống như thai máy, hiện tượng thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ là một hiện tượng rất bình thường và không ảnh hưởng tới sức khoẻ của thai nhi (không kể đến trường hợp dây rốn bị chèn ép) nên ba mẹ không phải quá lo lắng. Ngược lại, thai nhi nấc còn là một dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bé đang phát triển khoẻ mạnh. Ngoài ra, thai nhi nấc nhiều, nấc không đều cũng không phải là điều quá lo lắng mẹ nhé.

Cách phân biệt nấc cụt và thai máy

Để phân biệt nấc cụt và thai máy, mẹ cần biết được dấu hiệu và cách nhận biết thai nhi nấc cụt như thế nào.

1. Nhịp điều

Biểu hiện của nấc cụt là những cú giật nhẹ ở phía bụng dưới. Mẹ chỉ cần đặt tay nên phần bụng dưới và cảm nhận thấy những rung động giống như tiếng nhịp tim đập đều đều ở một điểm. Trong khi đó, thai máy hay cử động thai sẽ không có nhịp đều như vậy và xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau.

Thai nhi bị nấc

Phân biệt thai nhi nấc cụt với thai máy

2. Thời gian

Mỗi cơn nấc cụt của con thường kéo dài từ 3 – 15 phút. Mỗi ngày bé có thể nấc một hoặc nhiều lần tuy nhiên cũng có bé không nấc, đây là điều rất bình thường nên mẹ bầu không phải lo lắng.

3. Thời điểm

Thai nhi có thể nấc bất kỳ lúc nào và các mẹ hoàn toàn có thể quan sát thấy những hình ảnh con nấc qua siêu âm.

4. Mức độ

Mức độ nấc của thai nhi là không giống nhau giữa các bé. Tuy nhiên, mức độ nấc của thai nhi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối vẫn được duy trì ở mức độ nhẹ nhàng như nhau, khác hoàn toàn với thai máy (trong 3 tháng giữa) và cử động thai (trong 3 tháng cuối).

Vì thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ là hiện tượng rất bình thường của con nên mẹ không cần phải lo lắng hay thay đổi gì. Điều mẹ cần làm lúc này là hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái kết hợp cùng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học. Còn nếu thai nhi nấc nhiều hơn thì mẹ thử thay đổi tư thế xem có giảm nấc không? Bởi có thể việc thay đổi tư thế của mẹ bầu làm cho thai nhi cảm thấy thoải mái hơn.

Nguồn : bau.vn