Trẻ bị sổ mũi và bí quyết cực hay không cần dùng thuốc

Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi là một trong những dấu hiệu bị nhiễm lạnh, khởi nguồn cho một cơn cảm cúm. Tình trạng này gây khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe bé nên bố mẹ cần biết những biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả.

Sổ mũi, nghẹt mũi là bệnh trẻ em thường gặp ở trẻ, nhất là những bé có sức đề kháng kém. Trước khi dùng đến thuốc kháng sinh, mẹ có thể thử một số mẹo đơn giản ngay tại nhà để trị bé bị sổ mũi.

Bé bị sổ mũi có nguy hiểm không?

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến trình trạng này như dị ứng, ngạt mũi sơ sinh, cảm lạnh…

tre bi so mui

Sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thường là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị sổ mũi không chỉ gây khó chịu. Nó khiến trẻ quấy khóc, kém ăn mà còn dễ dẫn tới biến chứng bé bị viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa nếu không điều trị dứt điểm ngay khi chớm có triệu chứng.

Bé bị sổ mũi phải làm sao? Nếu mức độ chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi của trẻ không nặng, không ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ bình thường của trẻ, thì cha mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.

Mẹ chỉ cần chú ý đến việc giữ ấm cho trẻ thông thường, hoặc dùng giải pháp vật lý trị liệu là có thể chữa khỏi. Nếu nghiêm trọng hơn, kèm theo tiêu chảy, sốt cao (trên 38,5ºC), buồn nôn… thì cần phải điều trị bằng thuốc.

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Cùng với hiện tượng trẻ sơ sinh bị sổ mũi, những biểu hiện tiếp theo có thể là nghẹt mũi, hắt hơi và chảy mũi trong. Thông thường là vậy. Tuy nhiên, một số trường hợp khác ở trẻ sơ sinh có thể gặp là chảy mũi xanh hoặc mũi đặc xanh. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn ở mũi, có mủ hoặc dịch mũi xanh đặc.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nguyên nhân hay gặp có thể là do con nằm điều hòa hoặc bị lây cảm cúm từ người thân trong gia đình, người đến chơi, thăm nom.

Bé bị sổ mũi phải làm sao? Cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi

Một số mẹ đã đúc rút được một vài kinh nghiệm trị sổ mũi cho trẻ không cần dùng thuốc như sau:

1. Dùng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Dụng cụ hút mũi đặc biệt hiệu quả đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ nên làm ấm nước muối, xịt vào mũi trẻ giúp giảm dịch nhầy. Sau đó, mẹ tiếp tục dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi.

Cách làm: Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, nhẹ nhàng bóp 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ. Sau vài phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ.

2. Cho bé uống nhiều nước

Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, súp hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch. Mẹ cần tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo.

3. Tắm nước gừng ấm

Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, bé sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.

tre bi so mui

Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, xoa dầu vào lưng và ngực. Ngoài ra, trước khi đi ngủ mẹ nhớ đeo tất cho bé.

4. Nằm cao đầu khi ngủ

Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.

5. Làm gì khi bé bị sổ mũi? Massage mũi

Đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi, nghẹt mũi mà nhiều mẹ không biết. Nếu bị nghẹt mũi trái, hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại.

Khi con bị nghẹt mũi, khó thở, mẹ dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, day day vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Mẹ cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.

6. Thoa dầu tràm – khuynh diệp vào lòng bàn chân

Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi xanh, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu tràm – khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, bụng và sau lưng con.

7. Cho con uống nước lá húng quế và tỏi nướng

  • Dùng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi có tép nhỏ), nướng tỏi vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.
  • Lấy 10-15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng.
  • Cho 1-2 thìa cà phê nước sôi vào, chắt lấy nước.
  • Cho con uống ngày 2-3 lần như vậy (mỗi lần là lượng lá như trên) sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.

Khi nào cần đưa bé bị sổ mũi đi bác sĩ?

Thông thường, trẻ không cần gặp bác sĩ khi bị sổ mũi. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như:

  • Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày
  • Có những triệu chứng cúm kèm theo như nôn ói, khóc không ngừng…
  • Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi
  • Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng

Ngoài ra, cha mẹ cần áp dụng cho trẻ những cách phòng bệnh đơn giản như cho trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, rửa tay thường xuyên, giữ ấm cho trẻ và giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ…. đế tình trạng bé bị sổ mũi không tái phát.

Nguồn : bau.vn