Bơi lội khi mang thai: Hoạt động lý tưởng giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết bơi lội khi mang thai có ảnh hưởng xấu tới thai nhi không? Bà bầu nên đi bơi vào thời gian nào và cần phải chú ý những gì?

Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về vấn về bơi lội khi mang thai.

Có nên bơi lội khi mang thai không?

boi loi khi mang thai

Nhiều chị em yêu thích bơi lội và luôn duy trì thói quen bơi lội như một phương pháp rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên khi mang thai thì lại lo lắng không biết rằng: Bơi lội khi mang thai có tốt không? Câu trả lời là có. Bơi là một trong những môn thể thao phù hợp giúp mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Đồng thời bơi lội còn giúp mẹ bầu giữ dáng trong thai kỳ và nhanh chóng giảm cân sau sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý tuân thủ các nguyên tắc an toàn cũng như lắng nghe sự chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa nhé.

Đâu là thời điểm thích hợp để mẹ bầu đi bơi?

boi loi khi mang thai

Thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu đi bơi là khi thai nhi được 5-7 tháng. Khi này, thai nhi đã phát triển ổn định, các cơ quan và chức năng sinh lý đều vận hành tốt nên sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hoạt động bơi lội.

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu không nên đi bơi vào tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ để tránh trường hợp vỡ ối sớm và sinh non xảy ra.

Những lợi ích của bơi lội khi mang thai

boi loi khi mang thai

  • Bơi là một bài tập thể dục với cường độ thấp vì ít gây áp lực lên dây chằng và khớp nhưng lại cực kì có lợi cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
  • Giúp cải thiên tâm trạng, thả mình trong nước có thể mang lại cho bà bầu sự thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon hơn.
  • Góp phần giúp điều chỉnh vị trí của thai nhi, khiến việc sinh nở dễ dàng hơn.
  • Bơi lội giúp cải thiện chức năng của cơ bắp và hoạt động của các dây thần kinh xung quanh vai và cột sống
  • Được coi là một cách hạ nhiệt an toàn cho bà bầu.
  • Khi bơi, nước giúp đẩy chất lỏng từ các mô vào tĩnh mạch, tăng cường lưu thông ở chân và hạn chế tình trạng phù nề khi mang thai.

Lời khuyên khi đi bơi trong từng giai đoạn của thai kỳ

3 tháng đầu

  • Nên bơi ít nhất 30 phút mỗi sáng nếu thể lực cho phép.
  • Giúp mẹ bầu quên đi cơn buồn nôn của ốm nghén.
  • Tiếp thêm sinh lực cho một ngày dài.
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bơi.

3 tháng giữa

  • Chú ý đồ bơi phải thực sự thoải mái vì bụng sẽ to hơn hẳn so với 3 tháng đầu.
  • Nên chọn những kiểu bơi nhẹ nhàng cho mẹ bầu, tốt nhất là nên bơi ngửa và tránh lặn.

3 tháng cuối

  • Bơi ếch thực sự có lợi trong 3 tháng cuối thai kỳ bởi nó giúp thư giãn cùng ngực và lưng – hai vùng dễ bị lệch do những thay đổi trong quá trình mang thai.
  • Nên dùng thêm ống thở để giảm áp lực phần cổ.
  • Cẩn thận trơn trượt khi di chuyển gần bể bơi.
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bơi.

Những điều cần lưu ý

  • Luôn mang theo nước uống để bổ sung trước và sau khi bơi.
  • Không nên nhảy hoặc lặn xuống hồ bơi.
  • Tránh bơi trong nước nóng.
  • Luôn phải giữ nhịp thở đều đặn.
  • Kiểm tra an toàn nước trước khi bơi đẻ tránh các bệnh lây truyền qau nước.
  • Đo huyết áp trước khi bơi để tránh trường hợp không may xảy ra.

Những trường hợp phụ nữ mang thai không được phép bơi lội

  • Có dấu hiệu động thai, doạ sinh non hoặc từng có tiền sử sảy thai, sinh non, tiểu đường và cao huyết áp.
  • Đau bụng
  • Mất nước
  • Xuất hiện cơn co thắt tử cung
  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, khó thở
  • Nhịp tim không đều

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.