Đau xương cụt khi mang thai khá phổ biến và thường xuất hiện ở giai đoạn tháng thứ hai. Một số ít trường hợp rơi vào những tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi, thế nhưng tình trạng này có thể khiến thai phụ khó chịu. Tùy vào từng thể trạng của mỗi người mà mức độ cơn đau cũng khác nhau.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau xương cụt
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra hormone relaxin và estrogen. Cả hai đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt. Điều này khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau khó chịu.
Các bệnh lý trong thai kỳ
Bệnh cơ xương khớp, ung thư vùng chậu hay rối loạn chức năng xương mu cũng có thể góp phần làm nên chứng đau này ở mẹ bầu. Nhất là với căn bệnh ung thư vùng chậu. Ngoài ra, việc bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, táo bón cũng sẽ ảnh hưởng, gây khó chịu ở vùng xương cụt.
Thai nhi phát triển
Trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của mẹ. Đây chính là lý do khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp.
Bất kỳ hoạt động nào như đi bộ, đạp xe, thậm chí đơn giản là ngồi hay đứng đều có thể gây đau đớn. Vì vậy mà mẹ bầu nhất thiết phải thật thận trọng khi làm bất cứ điều gì trong giai đoạn này.
Căng cứng cơ
Sự căng cứng cơ vùng xương chậu, hông cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau như vậy khi mang thai. Căng cứng cơ có thể bắt nguồn từ những tư thế sinh hoạt, vận động bất hợp lý hay là do việc đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.
Triệu chứng đau xương cụt khi mang thai
Xương cụt là phần cuối cùng của cột sống. Nằm ở giữa 2 mông và vì vậy, nhóm các xương này còn được gọi là xương cùng. Khi bị nhiều, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện từ nhẹ tới nặng như:
-
Những cơn đau có thể từ âm ỉ tới đau dữ dội ở đốt xương cụt.
-
Đau phần trên hông
-
Đau phần xương mu
-
Đau ở khớp háng
-
Đau chân
Điều gì làm cơn đau xương cụt trở nên trầm trọng hơn?
Có một số yếu tố khác cũng làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau vùng xương cụt khi mang thai bao gồm:
-
Hội chứng Hypermobility (tăng động khớp) là tình trạng các khớp dễ dàng di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường của nó
-
Ngồi hoặc đứng lâu ở cùng một tư thế trong thời gian dài gây tăng áp lực lên xương cụt
-
Đã từng trải qua cơn đau xương cụt trước đây hoặc đã từng gặp chấn thương ở vị trí này
-
Bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể gây áp lực nhiều hơn lên vùng xương cụt, dẫn đến cơn đau diễn ra nặng nề hơn
-
Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nguyen-nhan-va-trieu-chung-khi-ba-bau-bi-dau-xuong-cut-a192162.html