Bí quyết đi chợ, trữ đông thực phẩm tươi ngon của mẹ đảm Quảng Ninh

Mỗi gia đình sẽ có thói quen đi chợ, sơ chế cũng như trữ đông thực phẩm khác nhau để phù hợp, thuận tiện nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm của mẹ đảm ở Quảng Ninh rất khoa học và thiết thực. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu.
Việc nấu nướng, đi chợ mua đồ ăn đôi khi chính là một niềm vui của các chị em và là chủ đề đáng được quan tâm. Mới đây, chị Trần Thị Phương Thuỳ, hiện đang làm nhân viên ngân hàng, sống tại Cẩm Phả, Quảng Ninh đã chia sẻ một số bí quyết về cách chọn và bảo quản thịt – hải sản – rau cực hữu ích dành cho các bà nội trợ.
tru dong
Hình ảnh của chị Trần Thị Phương Thùy
Chị Phương Thùy cho biết: “Mình thường đi chợ 1 lần vào chiều chủ nhật vì ngày thường em làm về tới nhà chợ đã nghỉ. Chợ gần nhà mình buổi chiều có: thịt lợn, hải sản chiều, gà, vịt, rau… đều có hàng tươi mới, vậy nên mình hay dành ra vài tiếng buổi chiều để mua và chuẩn bị thức ăn để nấu những bữa tối trong tuần tuần“.
Dưới đây là những thực phẩm được chị Phương Thùy sơ chế, chuẩn bị trước khi cho vào tủ lạnh trữ đông. Biết đâu kinh nghiệm này sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn, giúp chị em tích kiệm thời gian hơn trước khi nấu nướng mà vẫn giữ được độ tươi ngon của thực phẩm:
tru dong
Ghẹ chị Phương Thùy hấp trước khi trữ đông
tru dong
Tôm mỏng vỏ để để rang, một số món chuẩn bị sẵn để trữ đông: vịt nướng lá mắc mật, gà xiên lá mặc mật…
tru dong
Chả ốc, chạo tôm, bề bề và ghẹ nên hấp sẵn trước khi trưc đông tránh sau khi rã đông thịt ghẹ, bề bề bị rã ra không ngon.
tru dong
Tôm chia từng hộp thế này, tôm sắt và bò thì chia từng hộp nhỏ rất tiện để nấu canh, bún, bánh đa…
tru dong
Ghẹ nên hấp chín trước khi trữ đông, nếu cấp đông luôn thịt ghẹ sẽ bị rã ra. Bí kíp để luộc ghẹ không bị rụng càng đó là cho ghẹ sống vào ngăn đá cho ghẹ ngất lâm sàng trước khi hấp
Tôm thì không cần hấp chín, bảo quản tôm sống luôn vẫn không bị rã thịt. Miễn là tôm tươi cấp đông vẫn rất ngon 
Lòng non rửa sạch cũng mang đi trữ đông trong tủ lạnh
Tôm sắt bóc vỏ chia phần từng hộp nhỏ tiện nấu canh, nấu gì cũng ngọt lừ. Bò để hộp nhỏ tiện nấu mì tôm hay bánh đa hoặc cần ít để nấu canh.
Rau cũng chia vào hộp rất gọn gàng
Và dưới đây là một số công thức được chị Trần Thị Phương Thùy chia sẻ có thể chuẩn bị trước cuối tuần để trong tuần không phải nghĩ “ Tối nay ăn gì?”. Như chị Phương Thùy nói: “Làm xong mình trữ đông, đi làm về muộn nếu có quên rã đông mình cho rán hoặc dùng nồi chiên không dầu luôn vẫn ngon không vấn đề gì“.
1. Thịt xiên nướng
 Nguyên liệu (10-12 xiên):
  • Thịt lợn vai: 500gram
  • Hành khô: 1 củ to
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Xả: 1 củ to
  • Hạt nêm, nước mắm, mì chính, mật ong, nước hàng: 2 thìa cafe (có thể thêm chút sữa đặc).
  • Dầu màu điều, nước tương: 2 thìa canh.
  • Dầu ăn: 2 thìa canh
  • Vừng trắng

Cách làm:

– Phần thịt vai có cả nạc lẫn mỡ thái miếng mỏng vừa ăn (chọn phần thịt đầu vai thịt sẽ không bị khô, mềm và phần mỡ có độ giòn rất ngon).
– Hành khô, tỏi khô, xả: băm nhỏ hoặc xay nhỏ
– Cho toàn bộ phần hành, tỏi, xả xay và toàn bộ gia vị phía trên vào thịt và trộn đều và để trong ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng hoặc qua đêm thịt ngấm càng ngon hơn sau đó xiên vào que (xiên thịt có độ dày vừa phải để thịt chín nhanh và đều hơn).
– Nếu làm thịt để dành ăn trong tuần như mình thì không cần để thịt ngấm mà xiên ngay vào que rồi xếp vào hộp cất ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn bỏ ra rã đông khoảng 1h hoặc sáng đi làm bỏ sẵn lên ngăn mát tối về nướng bằng nồi chiên không dầu hoặc cho chút dầu vào áp chảo đều được.

2.Chả bò lá lốt
 Nguyên liệu (12-15 chiếc):
  • 200gr thịt bò băm nhuyễn
  • 100gr thịt lợn xay (xay phần nhiều mỡ để chả không bị khô).
  • Mộc nhĩ
  • Lá lốt
  • Hạt nêm, mì chính, tiêu xay, dầu hào, nước mắm, nước tương: mỗi loại khoảng 2 thìa cafe.

Cách làm:

– Rửa sạch lá lốt, giữ lại lá to để cuốn chả, lá nhỏ băm nhỏ ra trộn làm nhân. Mộc nhĩ cũng băm nhỏ.
– Trộn đều phần thịt bò, thịt lợn đã băm nhuyễn cùng với tất cả các nguyên liệu còn lại.
– Trải lá lốt ra (úp mặt lá xanh hơn phía dưới), múc 1 lượng thịt vừa đủ để cuốn chả.
– Xếp chả vào hộp, cất vào ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn không cần cho ra rã đông trước, cho chả vào chảo dầu ngay khi dầu còn nguội và rán cho chả chín đều.
Ngoài ra các bạn có thể xịt 1 lớp dầu ăn xung quanh chả và nướng trong nồi chiên không dầu.

3.Chả ốc
Chả ốc rán hoặc bọc lá chuối hấp/ nướng NCKD
Nguyên liệu:
  • Thịt vai xay: 200gram
  • Giò sống: 150gram
  • Ruột ốc nhồi hoặc ốc bươu: 100gram
  • Bột năng hoặc bột bắp: 1 thìa canh
  • Hành, tỏi băm nhỏ: 1 củ
  • Gừng băm nhỏ:1/2 thìa canh
  • Hạt nêm, mì chính, tiêu xay, dầu hào: 1/2 thìa canh
  • Ớt băm nhỏ (nếu ăn được cay)
  • Lá lốt, tía tô băm nhỏ

Cách làm:
– Sơ chế ốc: phần ruột ốc mua về bóp thật sạch với muối và xả lại nước sạch (khoảng 3 lần) cho hết nhớt. Sau đó rửa thêm 2 lần với dấm hoặc chanh, rửa lại bằng nước sạch đến khi ốc sạch hẳn nhớt. Băm sơ phần ốc hoặc xay rối (để chả vẫn có độ giòn của ốc).
– Trộn toàn bộ phần ốc và các nguyên liệu đã chuẩn bị phía trên cho thật đều. Sau đó dùng thìa xúc từng phần đều nhau, vo tròn và ấn dẹt xếp vào hộp. Nếu muốn xếp nhiều lớp có thể lót lá chuối hoặc màng mọc thực phẩm và xếp lớp tiếp theo. Khi ăn rã đông rán hoặc cho vào nồi chiên không dầu nướng.
Chả ốc nướng lá chuối bằng nồi chiên không dầu
– Lá chuối héo, dùng 1 chiếc hộp chữ nhật sâu lòng có kích thước vừa phải xếp lá chuối vào, phết dầu ăn lên lá sau đó cho chả ốc vào và cuốn kín lại. (Có thể làm từng miếng chả cuốn lá chuối nhỏ hoặc cái to tuỳ thích)
– Tuỳ vào chả to hay nhỏ mà set nhiệt 160-200 độ và nướng đến khi chả chín thơm dậy mùi.

4. Chả tôm bọc xả
Chạo tôm bọc xả (rán hoặc nướng nồi chiên không dầu). Có thể viên tròn như viên chả ốc mà không cần bọc xả (nên trộn thêm chút xả băm cho thơm).
Nguyên liệu:
  • Thịt vai xay: 150gram
  • Thịt sống: 200gram (lượng giò gấp đôi hoặc 3 lần tôm)
  • Tôm xay rối hoặc băm nhỏ: 100gram
  • Bột năng hoặc bột bắp: 1 thìa canh
  • Hành, tỏi băm nhỏ: 1 củ
  • Hạt nêm, mì chính, dầu hào, tiêu xay: 1/2 thìa canh
  • Màu điều: 1-2 thìa canh
  • Củ sả: 8-10 củ

Cách làm:
– Cho toàn bộ thịt xay, giò sống, tôm xay cùng các nguyên liệu (trừ xả) vào trộn đều, dùng bao tay quết cho thịt đều và dẻo.
– Củ sả bỏ bớt lớp vỏ già bên ngoài, cắt bớt phần đuôi cho các củ bằng nhau.
– Đeo bao tay, lấy 1 phần hỗn hợp tôm thịt vê tron, ấn dẹp ra lòng bàn tay đặt sả vào giữa rồi khum tay tạo hình cho cây chạo.
– Có thể rán, nướng ngay hoặc bôi 1 lớp dầu ăn vào hộp, đặt chả vào và tách từng chiếc rời nhau bảo quản ngăn đá tủ lạnh. Có thể rán hoặc cho vào nồi chiên không dầu và nướng ở nhiệt độ 180 độ đến khi chạo chín vàng đều (nên lót giấy nến trước khi cho chả vào để tránh bị dính).

5.Chả nem tôm thịt
Nguyên liệu (15-18 chiếc chả):
  • Thịt nạc băm: 300gram
  • Tôm bóc vỏ băm sơ: 200 gram hoặc hải sản tuỳ thích (bề bề, ghẹ, cua)
  • Mộc nhĩ, nấm hương: tuỳ thích
  • Cà rốt bào sợi: 1 củ nhỏ
  • Miến ngâm nước ấm: tuỳ thích
  • Hành khô phi thơm (nếu có)
  • Hành lá, rau mùi thái nhỏ.
  • Trứng gà: 1 quả
  • Mì chính, hạt mêm: 2 thìa cafe
  • Tiêu xay
  • Vỏ bánh đa nem và vỏ nem rế (có thể dùng vỏ ram Hà Tĩnh bánh sẽ càng giòn).

Cách làm:

– Cho toàn bộ phần tôm, thịt và gia vị vào trộn đều.
– Phần nem rế hình tròn cắt đôi.
– Với mỗi vỏ bánh đa nem thường, lót thêm 1 miếng nem rế sau đó cho 1 lượng nhân vừa đủ vào và cuốn nem.
Lưu ý: Chọn vỏ nem dẻo, không cần thấm nước vào vỏ trước khi cuốn (việc thấm nước nem sẽ dễ bị dính vào nhau khi trữ đông trong tủ lạnh).
Phần nem rế sẽ giúp cho nem rán lên sẽ giòn ngon hơn và cũng giúp chiếc nem khô ráo hơn sau khi cuốn. Nem cuốn xong nếu chưa rán ngay có thể xếp vào hộp cất vào ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn không cần rã đông mà cho nem vào ngay khi dầu còn nguội và ở lửa vừa đến khi nem chín vàng đều.

Chắc hẳn có nhiều chị em đã từng suy nghĩ thực phẩm trữ đông sẽ mất ngon. Tuy nhiên nếu biết cách, thực phẩm vẫn không hề giảm đi độ ngon đâu nhé! Bau.vn hy vọng với những kinh nghiệm bếp núc của chị Trần Thị Phương Thùy sẽ giúp ích cho các chị em, để mỗi ngày vào bếp sẽ là một ngày vui và có những bữa ăn thật ngon bên gia đình của mình.

Nguồn : bau.vn