Bố mẹ phải nhớ 4 thời điểm tuyệt đối không được tắm cho trẻ sơ sinh

Cơ thể của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm yếu ớt, vậy nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý trong việc chăm sóc cho con yêu.

1. Không tắm cho trẻ sơ sinh khi bị sốt

Cũng giống như người lớn, khi trẻ sơ sinh bị sốt hoặc dù đã giảm sốt nhưng chưa đủ 48 tiếng thì cha mẹ không nên tắm cho con. Bởi lúc này thân nhiệt của con vẫn khá cao, khi gặp nước sau đó có thể gây ra các tình trạng ở con như: ớn lạnh, sốt trở lại, phong hàn hoặc nghiêm trọng hơn là co giật.

tre so sinh

Trong trường hợp này cha mẹ chỉ nên vệ sinh vùng phía dưới và lau qua người cho con bằng khăn vải xô mềm mại cùng nước với nhiệt độ bình thường, không nóng, không lạnh).

2. Không tắm sau khi cho bé bú

Với trẻ sơ sinh thì chức năng tiêu hóa của con chưa được hoàn thiện. Vì vậy sau khi bé bú, thì phải mất một thời gian để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Tắm liền sau khi ăn sẽ làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu dồn vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của bé. Bên cạnh đó sau khi ăn, dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tắm liền có thể gây nôn mửa cho bé.

tre so sinh

3. Không tắm cho trẻ có làn da bị tổn thương

Da của trẻ sơ sinh vốn rất mềm mại và dễ bị tổn thương do tác nhân bên ngoài. Nếu bé không may bị nổi mụn, kê, rôm sảy khiến da có vết loét, vết thương hở bố mẹ không nên tắm cho trẻ nhằm tránh lây lan vùng da bị tổn thương và làm con đau đớn, khó chịu.

tre so sinh

4. Không tắm cho trẻ vừa tiêm xong

Sau khi chào đời, trẻ sẽ được bác sỹ chỉ định tiêm những mũi tiêm phòng khác nhau để phòng tránh bệnh tật và rủi ro. Sau khi trẻ tiêm xong, bố mẹ lưu ý không nên tắm ngay cho trẻ và cần để thời gian cho vết tiêm kịp lành tránh nhiễm nước vì có thể gây sưng tấy, đau, viêm cho trẻ.

Nguồn : bau.vn

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.