Cách phát hiện và điều trị thiếu máu khi mang thai

Nếu các mẹ bầu đang trong thời gian bị thiếu máu khi mang thai thì nên chú ý hơn và điều trị sớm nhất có thể.

Dù không bị thiếu máu khi mới mang thai, bạn cũng có thể bị thiếu máu ở các giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy, bạn sẽ được xét nghiệm máu lần nữa vào khoảng tháng thứ sáu hoặc thứ bảy. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao và lượng huyết tương, thành phần chất lỏng của máu, tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước hồng cầu. Tuy nhiên, đừng để hai chỉ số này hạ xuống quá thấp.

Dấu hiệu của thiếu máu khi mang thai thường khó nhận biết nên bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định

Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu chỉ thiếu máu nhẹ. Một số triệu chứng có thể nhận thấy là thường mệt mỏi, cảm giác yếu trong người và chóng mặt. Đây cũng là những triệu chứng nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai dù có thiếu máu hay không nên rất khó xác định.

Bạn cũng có thể thấy mình xanh xao hơn, đặc biệt là ở đầu ngón tay, dưới mi mắt và vùng môi. Các triệu chứng khác bao gồm tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.

Cách chẩn đoán bệnh thiếu máu

Để chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng máu của bạn. Bằng cách tiền hành một số xét nghiệm.

  • Thiếu máu đẳng bào được phát hiện bởi các xét nghiệm thông thường là một phần của kiểm tra sức khỏe.

  • Bệnh thiếu máu có thể được phát hiện tình cờ bằng một xét nghiệm máu cho một bệnh lí khác.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (còn được gọi là CBC) có thể cho thấy bạn bị thiếu máu hồng cầu hay không.

Xét nghiệm máu toàn bộ của bạn cho thấy một số lượng thấp của các hồng cầu kích thước bình thường. Ngoài ra, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu.

Nếu bạn bị thiếu máu bẩm sinh, các thành viên khác trong gia đình cũng có thể cần phải kiểm tra. Xét nghiệm máu để chẩn đoán một số loại phổ biến của tình trạng thiếu máu có thể bao gồm:

  • Nồng độ sắt, vitamin B12, acid folic và các vitamin và khoáng chất khác trong máu;

  • Số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin;

  • Số lượng hồng cầu lưới.

Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để tìm ra các vấn đề y tế có thể gây thiếu máu.

Điều trị thiếu máu khi mang thai

Nếu phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu sắt, cần dùng một số loại dược phẩm bổ sung sắt cho cơ thể. Liều lượng và loại thuốc phụ thuộc và mức độ thiếu sắt của cơ thể. Thai phụ nên tuân thủ đúng liều lượng, không nên bổ sung lượng sắt nhiều hơn liều được chỉ định.

Thai phụ nên uống viên sắt khi đang đói bằng nước lọc hoặc nước cam. Vitamin C có trong nước cam sẽ giúp sắt hấp thụ tốt hơn. Không nên dùng cà phê, trà vì hai loại đồ uống này ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt của thai phụ.

Sau khoảng một tháng điều trị có thể sẽ hết tình trạng thiếu máu khi mang thai. Tuy nhiên, thai phụ vẫn cần bổ sung sắt trong vài tháng tiếp theo để tăng cường lượng sắt lưu trữ cho quá trình sinh nở sắp tới.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng