Chia sẻ kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng cực hữu ích, không nên bỏ qua

Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, mẹ cần đặc biệt chú tâm nhiều hơn. Vì đây là giai đoạn đầu mới tập làm quen với thức ăn của trẻ và hệ tiêu hóa còn non nớt.

Ăn dặm hay còn gọi là ăn bổ sung cho bé 6 tháng tuổi trở đi. Thời điểm “chuyển giao” từ hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức sang tiếp nhận thức ăn mẹ cần cẩn trọng một số điều.

1. Vì sao thời điểm thích hợp ăn dặm cho bé là 6 tháng?

Thời điểm thích hợp nhất để cha mẹ bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Bởi vì, giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ cần bổ sung thêm dinh dưỡng vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, thế nhưng trẻ lại cần gần 700kcal/ngày. Chính vì thế, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù vào khoảng trống thiếu hụt năng lượng này.

an dam cho tre 6 thang

Lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên, nghĩa là tăng về số lượng và độ đậm đặc thức ăn đặc dần lên. Nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc và chậm phát triển về cả trí não lẫn thể chất.

Một lý do nữa từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ có nguồn sữa mẹ cung cấp. Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi mẹ thấy trẻ không tăng cân, mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú.

2. Những lưu ý khi ăn dặm cho bé 6 tháng

Để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho trẻ, khi bắt đầu ăn dặm trẻ vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày, ít nhất là 3-4 lần và ăn từ 1-2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi.

Các nhóm thực phẩm trẻ cần bổ sung trong giai đoạn này:

  • Nhóm thực phẩm cung cấp bột đường

Nhóm này bao gồm gạo tẻ – gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn). Ngoài ra, không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ.

an dam cho tre 6 thang

Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ nên chế biến đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu. Nên thay đổi các bữa ăn bằng súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.

  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm

Nhóm này bao gồm thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà. Khi trẻ cứng cáp hơn, dạ dày đã làm quen với thức ăn, thì nên cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua.

Đến khi nào trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với các trẻ kông có vấn đề về cholesterol máu cao, mẹ nên cho ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn, từ đó tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.

  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo

Trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…) với tỷ lệ tốt nhất là 1:1, mẹ nên cho trẻ ăn xen kẽ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…), còn dầu gấ  chỉ nên dùng 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa vitamin A.

  • Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin

Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin bao gồm rau xanh và củ quả. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu như trẻ táo bón, mẹ có thể tăng cường thêm nhưng không nên cho quá nhiều.

an dam cho be 6 thang

3. Cách ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào?

Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt, các mẹ cần:

  • Khi bắt đầu, nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Mẹ cần tránh những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
  • Ða dạng thực phẩm, thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
  • Đối với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển. Đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật, sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…
  • Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

Đây là những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi, mẹ cần ghi nhớ để con được phát triển tốt nhất.

Nguồn : bau.vn

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.