Làm gì để ngăn ngừa đau cứng khớp khi thời tiết giao mùa?

Khi chuyển mùa, nhất là lạnh, mưa nhiều... khiến nhiều người đối mặt với bệnh đau cứng khớp. Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cử động, đi lại khó khăn. Vậy cần làm gì để ngăn ngừa bệnh khi thời tiết chuyển mùa?

Bệnh đau cứng khớp là gì?

Bị cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác như co duỗi khớp gối, gấp duỗi khớp bàn tay, ngón tay, cúi người, xoay cổ,… Triệu chứng khớp cứng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài 1-2 giờ. Các khớp thường bị cứng khớp là khớp tay, khớp chân, khớp ở đốt ngón tay, ngón chân, khớp cổ,…

Tỷ lệ người bị cứng khớp ngày càng gia tăng trong cộng đồng, đi cùng với tốc độ gia tăng già hóa dân số, hậu quả dẫn đến người bị cứng khớp gặp khó khăn trong việc di chuyển các khớp của cơ thể.

Bị cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn

Nguyên nhân đau nhức do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp trong đó có 2 nguyên nhân chính. Do tuổi tác và do bệnh tật. Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương.

Có nhiều yếu tố thuận lợi gặp ở người cao tuổi khiến xương khiến sụn bị thoái hoá nhanh chóng hơn và làm bệnh phát ra sớm hơn như: tình trạng béo phì, di truyền, có chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp.

Do bệnh tật, viêm nhiễm dẫn đến tình trạng thoái hóa nhanh chóng, xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm khuẩn (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu…). Một số trường hợp do trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…).

Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến nguyên nhân tự miễn cũng có vai trò nào đó trong thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Người ta cho rằng, người trên 40 tuổi hay gặp thoái hóa khớp có lẽ ở chừng mực nào đó có liên quan đến yếu tố tự miễn, cũng giống như trong viêm đa khớp dạng thấp, người ta thấy có các tự kháng thể thuộc loại globulin to kiểu IgM có tính đặc hiệu cao.

 đau cứng khớp

Bệnh đau cứng khớp khi giao mùa thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi

Làm thế nào để ngừa cứng khớp khi thời tiết giao mùa?

Giảm trọng lượng cơ thể là điều quan trọng nếu muốn ngăn chặn sự khởi phát sớm của chứng cứng khớp. Các khớp chịu lực như đầu gối dễ bị đau và viêm. Chỉ cần tăng trọng lượng 01kg có nghĩa là khớp gối phải chịu trọng lượng gấp 04 lần.

Duy trì lối sống năng động: Các hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ phát triển các cứng khớp và/hoặc đau khớp. Chỉ cần tập thể dục nhẹ có thể tăng cường cơ bắp xung quanh khớp và giúp giảm áp lực lên khớp. Tập thể dục đều đặn có tác dụng hữu ích chống lại các triệu chứng viêm khớp.

 đau cứng khớp

Làm gì để ngăn ngừa đau cứng khớp khi thời tiết giao mùa?

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh, ở người cao tuổi cần đặc biệt giữa ấm các khớp gối, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Để giảm tình trạng đau nhức, hạn chế vận động khi khớp cứng xảy ra, người bệnh có thể áp dụng chườm nóng và chườm lạnh. Chườm nóng bằng gạc hoặc chai nước ấm giúp tăng lưu thông máu vùng khớp, giúp cơ bắp thư giãn. Còn chườm lạnh bằng gạc vào khớp cứng giúp giảm viêm và sưng. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp bị đau bằng dầu gió, dầu tràm, dầu khuynh diệp, các loại cồn xoa bóp,… cũng có tác dụng rất tốt giúp giãn cơ, giảm đau, lưu thông máu.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng