Mang thai 2 lần bạn cần ghi nhớ những điều này kẻo thiệt thân và ảnh hưởng tới thai nhi

Mỗi lần mang thai đều là những trải nghiệm mới. Nếu lần đầu mang thai khiến bạn hồi hộp, lo lắng thì mang thai lần 2 bạn cũng cần quan tâm đến các vấn đề sức khỏe để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Lần mang thai thứ 2 đòi hỏi mẹ cần trang bị nhiều kiến thức về sức khỏe hơn. Do ảnh hưởng của lần sinh đầu nên sẽ gây ra một số  hệ quả nên mẹ không biết chăm sóc sức khỏe bản thân tốt.

Có nên sinh con cách nhau 2 năm không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, 2 năm trở đi là khoảng cách thích hợp giữa các lần mang thai. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, 2 năm là khoảng thời gian thích hợp đủ để mẹ hồi phục hoàn toàn sau sinh, cơ thể sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo. Do đó, bạn có thể hoàn toàn mang thai sau khi sinh con 2 năm.

mang thai lan 2

Tuy nhiên, nếu khoảng cách 2 năm, bạn nên biết cách làm công tác tư tưởng với trẻ đầu để bé không thấy tủi thân và không ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm. Trẻ 2 tuổi vẫn cần được sự quan tâm và chăm sóc của mẹ, bé chưa đủ lớn để chia sẻ tình yêu của cha mẹ với một người em khác, từ đó dễ nảy sinh các vấn đề ngoài ý muốn về cảm xúc, tính cách của trẻ.

Sinh con cách nhau ít nhất 3 năm

Khi bé bước sang tuổi thứ 3, nghĩa là có thể tự lập và không quá phụ thuộc vào mẹ như trước. Đồng thời, ở độ tuổi này bé nhận thức được việc có em. Điều cha mẹ nên làm cho bé cảm thấy việc có em rất vui và sẵn sàng chào đón em bé. Mẹ có thể cho em bé hàng ngày sờ vào bụng, nói chuyện cùng em, luôn kể về những câu chuyện tình anh em tốt đẹp… Sinh con cách nhau ít nhất từ 3 tuổi, bạn cũng có thể nhờ cậy bé một số việc như lấy bình sữa, chơi cùng em…

mang thai lan 2

Tuy nhiên, bạn không nên sinh cách nhau quá xa bởi khoảng cách thế hệ sẽ phần nào làm anh em xa cách. Bạn cũng dần quên đi những kinh nghiệm chăm bẵm trẻ nhỏ và sức khỏe ngày càng yếu đi.

Mang thai lần 2 bụng bầu thấp hơn

Lần sinh nở đầu tiên, vùng bụng và các cơ xung quanh chưa thể co loại hoàn toàn về trạng thái ban đầu. Thế nên, khi mang thai lần 2 bụng sẽ to hơn, khiến cho thành bụng không đỡ được tử cung tốt như lần đầu mang thai. Do đó, mẹ bầu có thể hay bị đau ở vùng xương chậu do bụng gây áp lực.

Mang thai lần 2 tăng cân nhiều hơn

Lần mang thai thứ 2 mẹ bầu có thể tăng cân nhanh hơn, sớm hơn nên cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Nhiều mẹ bầu sai lầm khi nghĩ rằng mẹ càng tăng cân con càng khỏe. Thực tế, nếu chế độ dinh dưỡng sai cách sẽ chỉ vào mẹ mà không vào con. Do đó, mẹ cần biết cách cân bằng cách dưỡng chất khi nạp vào cơ thể để mẹ không bị tăng quá nhiều cân mà con vẫn đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.

mang thai lan 2

Ngoài ra, khi mang thai lần sau, cơm ốm nghén có thể xảy ra mạnh hơn hoặc không ốm nghén. Đối với những người phụ nữ khi mang thai lần thứ 2 sẽ thấy khỏe và nhàn hơn khi không xuất hiện triệu chứng ốm nghén. Những cũng có người ốm nghén lần 2 sẽ ác mộng hơn nhiều lần so với mang thai lần đầu.

Tiểu khó kiểm soát

Mang thai lần tiếp theo, các triệu chứng đi vệ sinh nhiều hơn, khó kiểm soát hơn nếu thai lớn. Kinh nghiệm cho mẹ bầu đó chính là chăm chỉ tập luyện bài tập kegel để tử cung không bị giãn. Hãy giữ vùng chậu không bị tổn thương và tránh mang vác đồ năng gây  hậu quả lên vùng này.

 

 

 

Nguồn : bau.vn