Sỏi thận khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Sỏi thận tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại khiến thai phụ khó chịu, đặc biệt là khi sỏi phát triển gây đau buốt, đái rắt, nhiễm trùng… Hầu hết các thai phụ đều có thể sinh con bình thường mà không gặp vấn đề gì. Cũng có một số ít trường hợp sỏi thận gây đau bụng dữ dội khiến thai phụ sinh non. Do đó, chị em cần chủ động phòng ngừa sỏi thận, chú ý chế độ ăn uống hợp lý.
Nếu bị sỏi thận khi mang thai cần đến bệnh viện kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng sỏi, loại sỏi để có cách điều trị và chăm sóc bản thân phù hợp. Nếu là sỏi canxi thì không nên bổ sung canxi vì có thể khiến sỏi phát triển nhanh hơn. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trong suốt thời gian mang thai.
Điều trị sỏi thận khi mang thai
Mẹ bầu bị sỏi thận không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để ngăn chặn sự phát triển của sỏi cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau.
Một trong những hiệu quả nhất để điều trị sỏi thận là uống thật nước. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, khoáng chất, muối hữu cơ,….Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường những loại trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu,…
Chế độ ăn cho bà bầu bị sỏi thận
1. Những thực phẩm nên ăn
- Phụ nữ bị bệnh thận trong thai nghén nên ăn nhạt hết mức có thể, giảm các loại gia vị khi nêm nếm. Lượng natri hàng ngày nên dưới 2g/ngày, lượng NaCL nên dưới 6g/ngày. Tốt nhất nên bỏ hẳn muối, gia vị, bột ngọt mà cho 2 thìa cà phê nước mắm.
- Nên ăn những thực phẩm chứa chất bột đường nguồn gốc từ các loại đường, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây…
Ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước
- Bổ sung đầy đủ chất xơ, khoảng 20-25g/ ngày.
- Nên ăn có mức độ các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc từ động vật như: thịt nạc, cá, sữa, trứng. Các loại rau có hàm lượng đạm thấp: dưa chuột, bầu bí, rau cải. Những trái cây tốt cho bệnh thận như: nho, táo, dâu tây…
- Lượng nước đưa vào cơ thể phụ thuộc vào mức độ đào thải của thận (tùy giai đoạn tiến triển của bệnh). Lượng nước nên đưa vào cơ thể được tính bằng lượng nước tiểu ngày hôm trước + 500 ml nước.
2. Những thực phẩm không nên ăn
- Không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: cá khô, xúc xích, thịt nguội, dưa cà muối chua…
Không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối
- Không nên ăn những thực phẩm nguồn gốc thực vật có nhiều đạm như đậu đỗ, vừng, lạc, giá đỗ, rau ngót, rau muống, rau dền
- Không nên cho nhiều muối khi chế biến món ăn.
- Hạn chế ăn, uống rau và quả chín khi có kali máu cao.
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu bị sỏi thận nên khám thai định kỳ để phát hiện sớm nhất những vấn đề bất thường của thai nhi và có các can thiệp kịp thời.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/me-bau-bi-soi-than-nen-va-khong-nen-an-gi-a187167.html