Nguyên nhân bà bầu bị máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ là bệnh lý ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhưng chủ yếu gặp ở người trung tuổi trở lên. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng mắc bệnh do nhiều nguyên nhân như:
Bà bầu có thể bị máu nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân
1. Ít vận động
Phụ nữ mang thai thường cẩn thận hơn trong việc đi lại, vận động, nhất là trong những tháng mang thai đầu. Điều này là đúng khi làm việc nặng nhọc hay vận động quá mức có thể tác động đến thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển và đôi khi còn gây sảy thai.
Thai phụ ít vận động có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao
Tuy nhiên không vì thế mà thai phụ lười không vận động, điều này tạo điều kiện cho mỡ tích tụ trong máu và các bộ phận trong cơ thể do cơ thể không sử dụng năng lượng cho hoạt động.
Thay vào đó, các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi lại hàng ngày hoặc bài tập thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai sẽ tốt hơn, vừa giúp mẹ và bé khỏe hơn, vừa giúp ngăn ngừa máu nhiễm mỡ và các bệnh lý khác.
2. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Khi mang thai, không chỉ hormone cơ thể phụ nữ thay đổi mà quá trình tiêu hóa, trao đổi và hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng khác với người bình thường. Nhiều thai phụ được chăm sóc ăn uống nhiều dinh dưỡng hơn bình thường bởi quan niệm “ăn uống cho 2 người”.
Thế nhưng bổ sung nhiều chất béo trong khi cơ thể hấp thu dưỡng chất kém chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ ở bà bầu.
3. Do căng thẳng mệt mỏi
Hầu hết trong suốt thai kỳ, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, stress do những thay đổi của cơ thể cũng như lo lắng cho đứa trẻ và các vấn đề cuộc sống khác. Tình trạng này cũng khiến việc chuyển hóa chất béo trong cơ thể rối loạn, từ đó gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Thai phụ nên sắp xếp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, trò chơi chia sẻ với mọi người để giảm áp lực.
Ngoài những nguyên nhân trên, một số trường hợp phụ nữ mang thai bị máu nhiễm mỡ do di truyền, trường hợp này khó can thiệp và điều trị.
Bệnh máu nhiễm mỡ ở mẹ bầu nguy hiểm thế nào?
1. Nguy hiểm đối với mẹ
Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ có thể gặp sự biến đổi xấu ở các cơ quan khác trong cơ thể. Điều đầu tiên phải kể đến là não bộ. Động mạch não bị co thắt khiến cho cơ quan não bị thiếu máu, phù nước làm xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, khó thở, nôn ói, chuột rút thai kì. Trường hợp nặng hơn còn khiến các mạch máu co lại kèm theo tắc nghẽn, gây ra xuất huyết dẫn đến hôn mê.
Bên cạnh đó, bệnh máu nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai còn có thể gây ra thiếu máu ở thận, hình thành các khối tụ máu và tổn thương chức năng thận, khiến cho mẹ bầu dễ bị protein niệu, khó tiểu, nặng hơn là bị suy thận.
Cũng tương tự, động mạch vành ở tim khi không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, phù nước, xuất huyết. Do động mạch xung quanh bị co thắt, lực cản tăng, tim phải chịu áp lực nặng nề hơn làm cho suy tim.
Bệnh này còn có thể ảnh hưởng đến võng mạc của bà bầu. Các động mạch nhỏ ở đây bị co thắt, thiếu máu và sưng phù nặng, dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, thị lực mơ hồ, nghiêm trọng hơn còn có thể bị mất ánh sáng tạm thời.
Ngoài ra, động mạch hình xoắn ốc ở nhau thai trong bụng mẹ dễ xảy ra hiện tượng xơ vữa cấp tính, gây ra nứt vỡ các mạch máu, dẫn đến nhau thai bị rách sớm hơn chu trình thai kỳ bình thường.
2. Nguy hiểm đối với thai nhi
Máu nhiễm mỡ trong thai kỳ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhau thai, tạo thành tình trạng máu không cung cấp đủ nhu cầu, từ đó sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của bé. Trẻ dễ bị nhẹ cân, không những vậy nếu phát sinh thêm vấn đề tắc nghẽn mạch máu, chứng này còn dễ gây ngạt thở cho thai nhi, vô cùng nguy hiểm.
3. Tiền sản giật
Mẹ bầu bị mỡ máu cao trong thời gian mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn nhiều so với những thai phụ khác.
Máu nhiễm mỡ có thể di truyền từ mẹ sang con
4. Nhiễm độc máu
Mỡ trong máu cao cũng là một trong các tình trạng nhiễm độc máu, làm tăng huyết áp và gây các biến chứng bệnh lý cho mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Cần sớm phát hiện và điều trị nhiễm độc máu, tránh dẫn đến động kinh, sản giật và nguy hiểm hơn là gây tử vong.
5. Biến chứng khác
Các biến chứng khác khi thai phụ bị máu nhiễm mỡ có thể gặp phải như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, sỏi mật, suy thận,…
Hầu hết các trường hợp phụ nữ mang thai bị máu nhiễm mỡ đều được phát hiện và phòng ngừa biến chứng sớm thông qua khám sức khỏe, khám thai định kỳ. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Phòng ngừa máu nhiễm mỡ ở bà bầu
Để phòng ngừa bệnh ảnh hưởng đến thai kỳ, khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu kiểm tra. Dựa trên kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ giúp bạn lên kế hoạch mang thai, tư vấn sức khỏe và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
Bên cạnh đó, thai phụ cần chú ý một số vấn đề sau để phòng ngừa máu nhiễm mỡ trong thai kỳ:
1. Tăng cường bổ sung rau củ quả
Rau xanh chứa lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời hạn chế hấp thụ cholesterol đường ruột, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ. Các loại rau xanh là thực phẩm làm từ đậu, mộc nhĩ, hành tây, nấm hương,… chứa ít cholesterol rất tốt cho thai phụ.
2. Ăn vừa đủ đạm, hạn chế hấp thu vào bữa tối
Thai phụ bị máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn quá nhiều đạm và chất béo trong khi vận động ít. Vì thế nên cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều chất đạm, chất béo vào bữa tối, tránh cholesterol tích tụ trên động mạch gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thai phụ nên ăn nhiều loại rau củ quả, hạn chế đồ chiên xào
3. Ăn nhiều cá
Các món ăn chế biến từ cá cung cấp lượng omega 3 lớn, hỗ trợ hoạt động của tim mạch, giúp thai nhi phát triển trí não và thị giác. Cá cũng cung cấp lượng chất béo tốt không làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ trong thai kỳ.
4. Dùng chất béo tốt
Thay vì dùng mỡ động vật, dầu động vật, thai phụ nên thay thế sử dụng các loại dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu oliu,… chứa chất béo tốt và làm giảm cholesterol trong máu.
Máu nhiễm mỡ ở bà bầu là căn bệnh điều trị đơn giản nhưng có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế cần phòng ngừa và nhận biết bệnh sớm bằng việc thực hiện khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu sàng lọc rối loạn mỡ máu, tiểu đường ở cả phụ nữ mang thai và người có ý định mang thai.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-mau-nhiem-mo-o-ba-bau-a183931.html