Những phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà mà bố mẹ cần biết

Sắp đón bé yêu từ viện về nhà và bạn phân vân phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà như thế nào? Những điều sau đây bố mẹ cần biết để tốt cho con.

Gia đình có thêm thành viên mới là một sự kiện quan trọng trong văn hóa của người Việt. Vì vậy, phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà cũng rất được coi trọng. Dưới đây là những phong tục đón trẻ sơ sinh mà ông bà ngày xưa truyền lại cho con cháu, bạn đọc để áp dụng cho bé yêu nhé!

Kiêng khen trẻ

Thấy trẻ sơ sinh, đa số chúng ta đều muốn cưng nựng và khen trẻ dễ thương, đẹp hoặc đáng yêu. Tuy vậy theo quan niệm xưa, những lời khen này lại gây hại. Đó được gọi là những lời quở, khiến cho người âm chú ý tới bé, làm bé lâu lớn, dễ bị bệnh. Bởi thế, bố mẹ hoặc người trong gia đình cần nhắc nhở người vào thăm không được khen trẻ đẹp, nặng cân, mập mạp…

Điều cần tránh khi chăm sóc bé sơ sinh và 4 điểm nhạy cảm mẹ cần lưu ý | theAsianparent Vietnam

Tục nhờ người “mát tay” đón bé từ viện về nhà

Những người có tiếng nói trong nhà sẽ nhờ các bà có uy tín, tính tình nhanh nhẹn, thạo việc bế bé về gia đình. Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà này được hầu hết các mẹ áp dụng với mong muốn trẻ sau này lớn lên dễ nuôi, ít quấy khóc, hay ăn và chóng lớn.

Đặt tên khi đón bé về nhà

Dân gian rất kiêng kỵ gọi tên thật của trẻ, bởi như vậy sẽ làm tà ma chú ý. Do đó, hầu hết trẻ em đều sẽ được đặt một cái tên tục, tên được cho là không đẹp để tránh làm tà ma chú ý.

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ | Vinmec

Một số tên tục thường gặp đó là Tí, Tèo, Cu… hoặc các tên hiện đại hơn như Bin, Bo… Ngày xưa thì các tên này sẽ theo con trai tới khi đủ tuổi ghi vào sổ đinh, còn con gái là khi lấy chồng. Ngày nay, quan niệm đặt tên này đã không còn khắt khe nhưng hầu hết ai cũng sẽ đặt một tên ở nhà cho trẻ.

Cúng bà mụ cho trẻ sau 3 ngày đưa về nhà

Lễ cúng chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ. Mâm cỗ này còn gọi là đoàn du phạn và các lễ vật. Đó là 12 đôi hài, 12 miếng trầu, bánh trái chia 12 phần… Tất cả lễ vật trong phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà này sẽ đều dừng ở con số 12, để tượng trưng cho 12 bà mụ đã tạo nên em bé.

Đánh dấu son cho trẻ sơ sinh

Phong tục đóng dấu cho trẻ sơ sinh với ý nghĩa là cầu phước đức, may mắn cho trẻ. Những dấu này thường được xin ở chùa, đền hoặc các lễ hội lớn. Dấu này không đóng trực tiếp vào da bé mà đóng vào vải. Miếng vải có dấu này sẽ dùng để may áo cho bé mặc.

Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Từ A đến Z - Làm Bố Mẹ Phải Biết

Tục treo tỏi đầu giường

Tỏi từ lâu được xem là thứ có thể phòng trừ được ma quỷ. Thế nên trước khi đón trẻ sơ sinh về nhà, bạn cần chuẩn bị trước một chùm tỏi buộc ở đầu giường. Có một cách khác là cho một múi tỏi nhỏ vào túi thơm, sau đó để cạnh chỗ ngủ để kích thích trẻ ngủ ngon, không bị tà ma quấy rối.

Nguồn : Sức khỏe 24h