Sỏi thận khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sức khỏe của em bé trong bụng mẹ là nỗi quan tâm hàng đầu khi mang thai. Nhưng không may được chẩn đoán mắc bệnh sỏi thận thì điều này đều khiến chị em lo lắng. Không biết bà bầu bị sỏi thận có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nên làm như thế nào tốt nhất để ngăn chặn biến chứng mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

Sỏi thận khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Khi phát hiện mắc bệnh sỏi thận, điều mà đa số bà bầu quan tâm là liệu bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Thực tế điều này đã được khoa học khẳng định, sỏi thận không gây ảnh hưởng đến thai kỳ, cũng như không có tác động bất lợi cho thai nhi.

Hầu hết các phụ nữ bị sỏi thận vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường. Trong nhiều trường hợp, sỏi thận khi mang thai vẫn có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng điều này chỉ xảy ra với những loại sỏi nhỏ và số lượng sỏi ít. Mặc dù vậy, người mẹ cũng không nên lạc quan mà bỏ mặc bệnh tiến triển. Tuy nhiên, sỏi thận trong giai đoạn mang thai lại có thể gây ra cho mẹ bầu một số bất lợi mà mẹ có thể phải đối mặt như sau:

Sỏi thận khi mang thai

Khi phát hiện mắc bệnh sỏi thận, điều mà đa số bà bầu quan tâm là liệu bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

+ Đau đớn trong giai đoạn mang thai

Đây là rắc rối mà mẹ bầu thường gặp nhất nếu như bị sỏi thận trong giai đoạn mang thai. Bởi nếu như sỏi có kích thước lớn, bề mặt sỏi xù xì và di chuyển nhiều trong đường niệu thì chắc chắn sẽ gây ra đau đớn khó chịu. Nhiều mẹ bị đau đớn dẫn tới ăn uống kém, mệt mỏi làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ.

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Không khó để chúng ta có thể gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở mẹ bầu trong giai đoạn mang thai mắc bệnh sỏi thận. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất mà chị em gặp phải. Nếu như viên sỏi ở trong bể thận sẽ ít gây ra biến chứng này, nhưng nếu chúng di chuyển trong đường niệu thì có thể gặp phải nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Triệu chứng thường gặp nhất là tiểu buốt, tiểu rắt thậm chí là đau khi đi tiểu.

Sỏi thận khi mang thai

Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trong giai đoạn mang thai mắc bệnh sỏi thận

+ Nguy cơ sinh non

Mặc dù hiếm gặp nhưng không phải là không có. Cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu bị sỏi thận và sinh non. Trường hợp này gặp nhiều ở những chị em mắc bệnh sỏi thận nặng trong ba tháng cuối của thai kì.

Bà bầu bị sỏi thận có thể dẫn tới nguy cơ sinh non

Bởi sỏi xuất hiện làm cho chức năng thận bị suy giảm, lượng máu đưa đến bào thai bị suy giảm. Mà khi mang thai, chị em cần phải uống nhiều nước hơn, nhu cầu về nước tăng lên. Cũng chính vì điều này sẽ làm cho thận phải hoạt động nhiều hơn, chức năng thận yếu đi, thai nhi sẽ kém phát triển và dẫn tới sinh non.

Bà bầu bị sỏi thận không gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng sẽ gây ra một số bất lợi cho sức khỏe của người mẹ và em bé trong bụng.

Điều trị sỏi thận khi mang thai

Nếu sỏi nhỏ, không gây đau đớn hay có các triệu chứng gì ảnh hưởng đến thai kỳ thì không nên dùng thuốc điều trị, chỉ cần uống thật nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi. Sỏi có thể theo đường nước tiểu đi ra ngoài.

Trường hợp sỏi kích thước lớn hay sỏi làm tắc một bên niệu quản, sỏi gây triệu chứng khó chịu thì cần can thiệp bằng một số phương pháp điều trị không dùng phẫu thuật.

Trong quá trình mang thai, nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng