Khi nào được gọi là thai nhi tăng cân quá nhanh?
Cân nặng của thai nhi nếu đủ tháng trung bình khoảng 3,5 kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu tới chân). Những mức chiều dài và cân nặng chuẩn này được đưa ra để đánh giá xem thai nhi có phát triển tốt hay không.
Mẹ bầu có thể tham khảo mức cân nặng của thai nhi theo từng tháng như sau:
- Từ tháng thứ 1 – 3: Thai nhi nặng khoảng 14g
- Từ tháng thứ 4 – 7: Thai nhi nặng khoảng 0,9 – 1,3kg
- Từ tháng thứ 8 – hết thai kỳ: Nặng khoảng 2,9 – 3,5kg
Thai nhi tăng cân quá nhanh là khi siêu âm, bác sĩ cho bạn biết bé yêu đang có chiều dài hơn chiều dài mức bình thường khoảng 3cm và cân nặng từ 4kg, tức là bé đang lớn hơn so với tuổi thai.
Những nguy cơ dễ gặp phải khi thai nhi tăng cân quá nhanh
Thai nhi tăng cân quá nhanh có thể nguy hiểm đến sức khỏe bé và mẹ trong quá trình thai nghén. Các bé có thể gặp nguy cơ hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu.
Khi bé chào đời có thể chậm phản xạ khóc, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và có thể có cơn ngất lịm sau khi ra đời. Trường hợp mẹ bầu chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng giảm trí tuệ trẻ về sau.
Ngoài ra, thai nhi tăng cân quá nhanh sẽ gây nguy cơ cho mẹ khó đẻ thường. Bên cạnh đó, những nguy cơ chảy máu, tổn thương tử cung, tầng sinh môn cũng tăng lên trong trường hợp khung chậu của bà bầu chưa thể giãn nở đủ vừa với kích thước của thai nhi.
Thai nhi tăng cân quá nhanh còn là dấu hiệu cho biết bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường, béo phì, bệnh về đường tiêu hóa và nặng hơn là nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì thế, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều chỉnh sao cho thích hợp.
Lưu ý đối với mẹ bầu có thai nhi tăng cân quá nhanh
Thai nhi tăng cân quá nhanh có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì thế, ngay khi mẹ phát hiện ra dấu hiệu tăng cân nhanh ở thai nhi, việc đầu tiên là mẹ phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp như trái cây tươi và rau xanh. Ăn nhiều những thực phẩm này vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa không làm tăng trọng lượng của cả thai nhi và mẹ. Mẹ lưu ý hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột.
Chia bữa chính thành các bữa ăn nhỏ
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu làm việc hiệu quả tối đa, giúp cơ thể hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, phòng tránh trường hợp hấp thụ các chất dư thừa. Từ đó thai nhi cũng không bị tăng cân quá nhanh.
Tập thể dục thường xuyên và đều đặn
Duy trì thói quen tập thể dục khi mang thai không những giúp cải thiện tâm trạng mà còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, calo và lượng mỡ được chuyển thành năng lượng nhanh và hoàn hảo. Từ đó mẹ cũng không bị tăng cân nhanh và con yêu trong bụng cũng phát triển đều đặn hơn.
Thường xuyên theo dõi cân nặng
Cân nặng trong thời gian mang thai của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ tăng cân quá nhiều cần chú ý chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và tập luyện mỗi ngày, tránh tình trạng thai nhi cũng tăng cân quá nhanh, ảnh hưởng đến quá trình chào đời sau này của bé.
Mẹ nên khám thai thường xuyên và dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể để hạn chế tình trạng thai nhi tăng cân quá nhanh. Điều quan trọng là mẹ cần theo dõi cử động thai hàng ngày nữa nhé!
Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/thai-nhi-tang-can-qua-nhanh-khong-phai-luon-tot-nhu-me-nghi-a185075.html