Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào? 6 nguy cơ với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến bé không là “trăn trở” hàng đầu của mẹ khi nghe tình mình gặp phải tình trạng này.

Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ cũng như bệnh lý này ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào nhé.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳtieu dương thai ky

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc phát hiện lần đầu trong thời gian mang thai.

Glucose là chất dinh dưỡng có chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên glucose phải có sự trợ giúp của insulin để có thể vận chuyển từ mạch máu tới tế bào.

Trong trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc insulin giảm tác động lên cơ thể hoặc cơ thể không chuyển hóa tốt insulin thì khi đó sẽ gây ra tình trạng lượng đường trong máu có thể tăng cao.

Trong suốt thai kỳ, bởi nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nên cơ thể có nhu cầu tăng lượng đường. Bên cạnh đó, khi mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này gây ra một số tác động không tốt đến insulin, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.

Nếu như insulin không thể kiểm soát được lượng đường trong máu, mẹ sẽ có khả năng bị tiểu đường thai kỳ. Còn trong trường hợp insulin và đường huyết cùng đạt chỉ số và duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn, mẹ sẽ có thể tránh được căn bệnh này

Dưới đây là những đối tượng dễ bị đái tháo đường thai kỳ:

  • Thai phụ lớn hơn 30 tuổi
  • Trong gia đình của mẹ bầu có người mắc bệnh đái tháo đường type 2
  • Bị thừa cân, béo phì trước và trong thai kỳ
  • Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước

6 nguy cơ thai nhi có thể gặp phải nếu như mẹ bị tiểu đường thai kỳ

1. Thai nhi có thể tăng trưởng quá mứctieu dương thai ky

Tình trạng tăng vận chuyển glucose từ thai phụ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin. Nó khiến cho nhu cầu năng lượng của thai nhi tăng lên đồng thời kích thích thai phát triển quá mức. Bởi vậy, mẹ bầu bị tiểu đường thì con có thể nặng cân. Nó làm cho việc sinh nở có thể gặp các khó khăn bao gồm phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…

2. Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết cao nếu như mẹ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai. Lý do là bởi gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, làm giảm tân tạo glucose từ gan.

3. Trẻ có thể bị suy hô hấp nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Trước đây, tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với những đứa trẻ có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, ngày nay nhờ có các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà các bác sĩ chuyên khoa có thể can thiệp thành công.

4. Trẻ sơ sinh bị tăng hồng cầu

Trẻ sơ sinh bị tăng hồng cầu là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

5. Trẻ có thể bị vàng da sơ sinh nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳtieu dương thai ky

Tăng hủy hemoglobin dẫn tới tăng bilirubin huyết tương gây ra tình trạng vàng da sơ sinh. Nó xảy ra phổ biến ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

6. Các ảnh hưởng sức khỏe khác

Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị béo phì, bị đái tháo đường type 2 khi trưởng thành cao hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể mắc phải chứng rối loạn tâm thần – vận động.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.