Vì sao bà mẹ sinh non

Sinh non tháng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trẻ sinh non còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Thông thường, sau 38 – 40 tuần mang thai, bà mẹ sẽ sinh em bé. Những
đứa trẻ ra đời ở tuần thai thứ 27 – 37 được gọi là trẻ bị sinh non (đẻ
non). Đa phần trẻ sinh non có nguy cơ bệnh tật và tử vong rất cao.

Sinh
non tháng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ
sinh. Ngoài ra, trẻ sinh non còn có nguy cơ mắc các bệnh như: suy hô
hấp, viêm phổi, di chứng thần kinh, chỉ số IQ thấp, chậm phát triển cân
nặng và chiều cao, dễ bị vàng da,… Có tới 50% số ca sinh non không rõ
nguyên nhân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các trường hợp có nguy cơ
cao với sinh non là:

– Do gen di truyền.

– Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

– Bà mẹ bị nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm nhiễm âm đạo, rau tiền đạo, rau to bất thường, cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật.

– Bà mẹ có tử cung bị dị tật: cổ tử cung ngắn, cơ tử cung yếu, hở eo cổ tử cung,…

– Bà mẹ mang song thai, đa thai.

– Nạo hút thai nhiều lần.

– Hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện khi mang thai.

– Bà mẹ sinh con ở tuổi dưới 18 và trên 40.

– Các bà mẹ bị bệnh tiểu đường, hen suyễn nặng, thiếu máu, đường ruột, nhiễm trùng thận, viêm phổi cũng cần đề phòng sinh non.


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học châu Âu, nhóm thai phụ phải đứng
hơn 40 giờ/1 tuần hoặc tham gia vào những công việc mệt mỏi sẽ có nguy
cơ sinh non. Ngoài ra, khi bà mẹ bị stress trầm trọng, cơ thể sẽ giải
phóng ra một loại hormone kích thích cơn co tử cung cũng có thể gây nên
tình trạng sinh non.

Để giảm nguy cơ sinh non, các bà mẹ có nguy
cơ cao cần thường xuyên đến các bệnh viện chuyên khoa để theo dõi. Cần
thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh tật của mình trước khi có thai
để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Phong Lan (Theo Babyzone)

Nguồn : bau.vn