Nhưng bạn cần biết rằng nấc là một hiện tượng tự nhiên và con bạn đã biết nấc ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, ngay ở 3 tháng giữa của thai kỳ.
Nấc là sự co bóp của cơ hoành, nằm dưới phổi và có liên quan đến chức năng hô hấp. Khi các cơ này co lại, nó đóng các dây thanh âm vì vậy tạo ra âm thanh.
Nguyên nhân gây nấc
Nấc do một vài nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến nhất là nuốt phải không khí trong khi ăn, đầy bụng (có thể có không khí ở trong) hoặc nó có thể do một số rối loạn nghiêm trọng như hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn hô hấp, mặc dù 2 nguyên nhân sau hiếm gặp hơn ở trẻ nhỏ bị nấc.
Xử trí
– Khi trẻ bị nấc đột ngột, trước tiên bạn đừng lo lắng.
– Thông thường, trẻ sẽ tự hết nấc. Tuy nhiên, để trẻ dễ chịu, bạn có thể giúp bé ợ hơi bằng cách giữ thẳng người bé, đặt cằm bé lên vai bạn. Từ từ vuốt lưng xuôi xuống.
– Trong trường hợp trẻ bị nấc khi đang ăn, hãy cho trẻ nghỉ và tiếp tục ăn khi đã hết nấc.
– Để ngăn ngừa nấc thường xuyên, cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, điều này có thể giúp giảm đau bụng.
– Nếu bạn cho con bú bình, cần đảm bảo cho bé ợ hơi 2-3 phút giữa các bữa ăn.
Khi nào cần lo lắng
Nấc thường xuyên có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản hoặc đau bụng. Nếu bé bị nấc thường xuyên, sau mỗi lần ăn hoặc 2-3 lần trong vài giờ, hãy đưa bé đi khám bác sĩ.
Nấc thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu chỉ báo rối loạn hô hấp cần chú ý.
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn