Lưu ý khi làm sạch dãi cho con

Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ cũng là một hiện tượng sinh lý, không phải là một căn bệnh, không cần thiết phải điều trị mà bạn chỉ cần chú ý đến việc chăm sóc đúng cách. Vậy chăm sóc đúng cách là như thế nào?


Nguyên nhân bé bị chảy nước dãi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chảy nước dãi, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.

– Nguyên nhân sinh lý

Sự tiết ra của nước bọt có tính phản xạ, chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh trung tâm. Hệ thống thần kinh trung tâm và tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh đều chưa phát triển hoàn thiện. Lượng nước bọt tiết ra rất ít. Khi bé được 3-4 tháng, nước bọt bắt đầu nhiều lên. Sau 6 tháng, lượng nước dãi tiết ra nhiều hẳn lên. Khi bé mọc răng, kích thích đôi dây thần kinh não thứ 5 cũng làm cho nước dãi tiết ra nhiều hơn. Hơn nữa, khoang miệng của bé nông, không có răng, chức năng nuốt nước dãi chưa hoàn thiện, vì thế thường sinh ra chảy nước dãi.

Cùng với sự tăng lên của độ tuổi, răng mọc đủ dần, khoang miệng sâu hơn, lại học được động tác nuốt, hiện tượng chảy dãi tự nhiên nên không cần phải làm những xử lý đặc biệt gì đối với hiện tượng này. Không có thuốc nào làm giảm hiện tượng tăng tuyến nước bọt khi trẻ còn nhỏ.

– Nguyên nhân bệnh lý

Tuy nhiên, sau khi bé đã được khoảng 2 – 3 tuổi mà nước bọt vẫn còn chảy không ngừng thì bạn cần cẩn thận vì bé có nguy cơ viêm miệng, viêm niêm mạc họng và khoang miệng bị kiềm acid ăn mòn, bị kích thích hoặc bị mưng mủ ở thành sau của họng… Đây là do nước dãi bị tiết ra nhiều mà gây ra chảy nước dãi. Mặt khác, cũng có trường hợp là do mắc một số bệnh hệ thống thần kinh nào đó, chẳng hạn như bệnh tê liệt thần kinh mặt, di chứng viêm não… Nước dãi được tiết ra trong trường hợp này tuy không tăng lên quá mức do việc nuốt bị cản trở mà gây ra chảy nước dãi. Những trường hợp này đều thuộc về bệnh lý. Khi phát hiện thấy chảy dãi có tính bệnh lý nên đưa đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân, chữa đúng nguyên nhân gây bệnh.

Lưu ý của cha mẹ khi làm sạch dãi cho con

Chảy nước dãi thường thấy ở các em nhỏ mọc răng hơn là các em đã có đủ các cơ quan quan trọng. Nước bọt tăng lên làm giảm bớt sự đau đớn của nướu răng vì thế trong trường hợp này sự gia tăng nước bọt cũng là một hiện tượng sinh lý, không phải là một căn bệnh, không cần thiết phải điều trị mà bạn chỉ cần chú ý đến việc chăm sóc đúng cách. Vậy chăm sóc đúng cách là như thế nào? Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp cho cha mẹ biết được điều đó.

– Khi em bé chảy dãi, cha mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc khu vực xung quanh miệng cho bé, ít nhất nên lau rửa hàng ngày với nước hai lần. Khuôn mặt của bé cũng nên giữ khô ráo để tránh bị eczema.

– Trong nước bọt có các vi khuẩn đường miệng và các chất amylase. Chúng có một số tác dụng kích thích trên da, nếu chăm sóc không chuyên sâu sẽ khiến vùng da quanh miệng có màu đỏ, có khi sẩn màu đỏ, khi đó bạn cần phải sử dụng một số loại kem chăm sóc da cho em bé. Để có lựa chọn chính xác, an toàn thì bạn nhớ hỏi ý kiến của bác sỹ chuyên khoa nhi hoặc da liễu để có tư vấn chính xác nhé!

– Không sử dụng khăn tay khô để lau dãi cho bé vì sẽ dễ gây thiệt hại cho làn da mong manh của bé. Tốt nhất là nên sử dụng một chiếc khăn tay rất mềm, khăn nhúng ít nước để làm sạch nước bọt bên trong và ngoài miệng cho bé. Để ngăn chặn nước bọt rây ra quần áo hay làm ướt ngực áo trước thì bạn nên đeo yếm dãi bằng chất liệu vải mềm mại, thấm hút tốt.

– Nếu da có phát ban hoặc sưng tấy, tốt nhất là nên cho trẻ tới bệnh Nhi để điều trị. Trong khi là tốt nhất để đi đến bệnh viện để điều trị. Nếu trẻ bị viêm da, bạn nên giữ cho da sạch sẽ, mát mẻ để hỗ trợ điều trị tốt các triệu chứng. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kem chống ngứa. Thời gian tốt nhất để bôi là trước hoặc trong khi em bé đang ngủ. Thời điểm này sẽ tránh cho bé vô tình ăn phải thuốc, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Theo TTVN

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn