Hệ quả của việc bé mút tay

Rất nhiều bé có thói quen mút tay, phản xạ đưa các ngón tay vào miệng diễn ra một cách rất tự nhiên. Việc đó mang đến những lợi ích và tác hại gì?


Từ khi sinh ra, ngoài sữa mẹ, thì món ăn khoái khẩu của các bé là… ngón tay cái. Rất nhiều bé có thói quen mút ngón tay cái mọi nơi, mọi lúc, khiến nhiều bà mẹ lo ngại. Vậy, bé mút tay – lợi hay hại?

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, miệng của bé là một trong những cơ quan hoạt động đầu tiên. Trong giai đoạn sơ sinh, mút tay là một trong những biểu hiện của việc bé đói và có nhu cầu được bú sữa. 90% số trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay, và lâu dần sẽ hình thành thói quen này ngay cả khi bé đã thôi bú sữa.
Những  lợi ích
1. Cảm giác, tâm lý thoải mái

Khi mới chào đời, việc bú, mút là một phản ứng tự nhiên và là một yêu cầu ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng được bú mẹ, do đó, bé chọn cách mút tay để thỏa mãn cơn nghiền của mình. Khi mút tay, bé sẽ có cảm giác rất bình yên và thoải mái, không cáu kỉnh, gào khóc…
2. Thúc đẩy sự phát triển các công năng thần kinh

Mút tay có tác dụng kích thích các cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác, giúp thúc đẩy sự phát triển các công năng thần kinh, đồng thời, giúp bé bú sữa mẹ tốt hơn, miệng ngậm chặt vào đầu ty của mẹ hơn….
3. Tín hiệu của sự phát triển trí lực

Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Đây là một trong những tín hiệu đầu tiên của sự phát triển về trí lực.

Những tác hại

Nhiều bà mẹ cho rằng, bé mút tay sẽ dẫn đến những vấn đề rắc rối về vệ sinh, nhưng thực tế, những điểm hại của mút tay không chỉ nằm ở vấn đề này.
1. Vấn đề vệ sinh

Bé mút tay là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đưa vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Bé mút tay là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đưa vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nếu khả năng miễn dịch của bé không tốt, rất có thể dẫn đến những bệnh truyền nhiễm.
2. Ảnh hưởng sự phát triển của khuôn mặt

Khi bé mút tay, đầu ngón tay cái nằm trong khoang miệng sẽ sản sinh những lực tác động lên trên, xuống dưới, ra trước và ra sau. Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt. Hàm trên, hàm dưới cũng gặp những tác động, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, và tổng quan là ảnh hưởng đến khuôn mặt của bé,
3. Ngón tay dễ bị thương

Bé mút tay nhiều, lâu và dùng lực mạnh không chỉ làm bẹp đầu ngón tay, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương tay. Khi bé có răng mà vấn tiếp tục thích “món ăn” này, rất có thể sẽ khiến ngón tay bị thương khi bé vô tình nghiến vào.
4. Không tốt đối với sự phá triển tính cách

Có rất nhiều bé cảm thấy chỉ mút tay là đủ. Đó không chỉ là “bữa ăn” khoái khẩu, mà còn là cách bé đùa nghịch với chính bản thân. Do đó, bé sẽ không muốn tham gia các hoạt động nào khác ngoài việc nằm cả ngày và măm măm ngón tay cái. Điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, trí tuệ và sự hình thành tính cách của bé.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn