Các bà mẹ nói gì về việc tiệt trùng bình sữa?
Nhất thiết phải khử trùng bình sữa cho con: “Ngay ở Châu Âu với điều kiện khí hậu mát mẻ khô ráo và sạch sẽ hơn ở nước mình rất nhiều mà người ta luôn cẩn thận khuyên cha mẹ chỉ cho con uống từ những cái bình đã được tiệt trùng. Nghĩa là không phải là mỗi ngày 1 lần mà nếu bé uống 5 lần/ngày thì mình cũng phải tiệt trùng cái bình đó 5 lần trước khi cho bé bú bình” – ID kiki.
Cẩn tắc vô ưu: “Trẻ sơ sinh sợ nhất là bị tiêu chảy mà nguyên nhân chính là do vệ sinh thức ăn kém nên mình cứ cẩn thận cho con mình là tốt nhất, phòng còn hơn chống. Nhiều bé chẳng cần luộc bình cũng chẳng sao nhưng có đứa bụng yếu không cẩn thận là đau bụng ngay. Mà cũng chỉ đến lúc nó 6 tháng thôi mà, sau đó thì nó gặm nhấm mút mát đủ thứ mình cũng không chạy theo nó mà giữ sạch đồ chơi được” – ID Coco.
Khử trùng thì tốt, nếu không chỉ cần đảm bảo vệ sinh chung: “Người ta khuyên nên tẩy trùng bình sữa cho bé dưới 6 tháng, còn khi bắt đầu ăn dặm thì thôi, tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng thấy cần thiết phải tiệt trùng bình sữa, vấn đề quan trọng là ở chỗ bạn bảo đảm được an toàn vệ sinh chung: rửa bình sạch, kĩ lưỡng, rửa sạch tay trước khi chuẩn bị đồ ăn cho bé và trước khi cho bé ăn…” – ID Kiến và Liti.
Không cần khử trùng bình sữa: “Bệnh viện lúc mình sinh bác sĩ còn nói là không cần khử trùng bình sữa ngay cả cho bé dưới 4 tháng, chỉ cần khử trùng bình lúc mới mua về thôi, họ nói là vì xung quanh đã có quá đủ các loại vi trùng, vi khuẩn rồi” – ID zoe; “Mình là người mẹ can đảm không bao giờ khử trùng bình nè (ngay từ lúc bé mới sinh). Thực ra khi phải dùng bình thì bé đã 5 tháng rồi. Tất cả cũng tại chữ lười (quen xài nước máy được khử trùng bằng ozon rồi mà!), thấy chẳng có chuyện gì nên “chơi luôn”” – ID hoa dang; “Em cũng chả bao giờ khử trùng bình cả, lúc đầu thì lười, nhưng sau đó mới thấy tiện. Nếu mà cái gì cũng khử trùng thì cực lắm đó, mà bé cũng khó ăn uống nữa” – ID mecuabiteo.
Lời khuyên của chuyên gia
Vậy đâu là quan niệm đúng về việc khử trùng bình sữa cho bé? Theo hầu hết các chuyên gia nhi khoa, việc khử trùng bình sữa và các dụng cụ liên quan đến việc cho bé bú là cần thiết khi bé dưới 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn non nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu sữa bé uống vào bị nhiễm bẩn; trong khi đó, môi trường ô nhiễm và điều kiện bên trong các dụng cụ cho bú như bình sữa, núm vú, máy hút sữa rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Tuy nhiên, các bà mẹ cũng được khuyên không nên quá “khó khăn” trong việc này, việc khử trùng dụng cụ cho ăn của bé kéo dài trên 6 tháng đầu đời của bé ngược lại sẽ khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện để chống lại bệnh tật; mẹ bận rộn hơn vô ích vì tuổi này bé đã bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới bằng cách cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng (tất nhiên mẹ không thể khử trùng mọi thứ xung quanh bé được).
Phương pháp khử trùng và mẹo vệ sinh dụng cụ cho bú
Các phương pháp khử trùng dụng cụ cho trẻ bú
Nguyên tắc làm sạch và khử trùng
Các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp đến sữa của trẻ (bao gồm núm vú, bình đựng, nắp đậy và nắp giữ núm vú, máy hút sữa mẹ…) cần được làm sạch và khử trùng trước khi pha sữa cho bé và sau khi bé đã bú xong (nếu bạn không có thời gian vệ sinh bình ngay sau khi bé bú cũng nên tráng bình để tránh lưu cữu sữa trong bình lâu).
Về cơ bản, việc vệ sinh dụng cụ cho bú trải qua 2 bước chính:
* Khử trùng: Tùy theo hoàn cảnh, hãy chọn phương pháp tiện lợi nhất cho bạn trong các phương pháp sau: khử nguội với nước lạnh và hóa chất khử trùng (viên clo), khử nóng với nước sôi, khử trùng bằng hơi nước với nồi hấp tiệt trùng.
3 phương pháp tiệt trùng dụng cụ cho bú
2. Tiệt trùng bằng nước sôi: Cho bình và các loại nắp (đã rửa sạch) vào nước hòa 1 thìa (muỗng) giấm ăn để loại bỏ cặn vôi do sữa để lại, đặt lên bếp và đun sôi trong 15 phút, riêng núm vú chỉ đun trong khoảng 5 phút. Phương pháp này phổ dụng do sự đơn giản và rẻ tiền của nó, tuy nhiên việc đun nóng sẽ ảnh hưởng đến độ bền bình nhựa và núm cao su, mặt khác nảy sinh nguy cơ phóng thích độc tố từ nhựa và cao su trong quá trình đun sôi.
3. Tiệt trùng bằng hơi nước trong nồi hấp: Dụng cụ sau khi rửa sạch thì cho vào nồi hấp tiệt trùng (bán trong các cửa hàng dành cho mẹ và bé), đổ nước vào máy theo hướng dẫn và bật công tắc. Việc khử trùng sẽ được hoàn tất sau khoảng 10-15 phút. Phương pháp này yêu cầu bạn phải đầu tư công cụ hấp khử, tuy nhiên chất lượng khử trùng được đảm bảo và khiến mẹ rảnh tay hơn.
Các lưu ý và mẹo vệ sinh bình sữa
* Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng và vệ sinh bình: Với hầu hết các loại bình sữa, nhà sản xuất sẽ ghi rõ mức độ chịu nhiệt của bình cũng như núm vú. Tuân thủ các chỉ dẫn này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng khi pha sữa, nhiệt độ tiệt trùng, và kéo dài tuổi thọ sử dụng bình.
* Chọn loại bình không in nhiều họa tiết vì hóa chất trong màu in có thể chứa độc tố. Bạn cũng nên chọn bình có dung tích phù hợp với mỗi lần bé bú vì sữa có thể bị nhiễm bẩn nếu bạn cho bé bú nhiều lần.
* Tránh thao tác sục khi rửa và khử trùng bình vì bọt khí sục có thể mang đầy vi khuẩn và khiến việc khử trùng của bạn trở thành “công cốc”.
* Thay bình khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình và núm vú vì các kẽ nứt chính là “nhà” của vi khuẩn và việc vệ sinh cũng rất khó khăn.
* Dùng cùng lúc nhiều bộ bình sữa để bạn chỉ phải vệ sinh và khử tất cả số bình này 1 lần trong ngày và có thể dùng thay phiên bình sạch trong cả ngày. Cách này nghe có vẻ tốn kém nhưng thực chất lại tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn.
* Cách cắt núm vú: Thay vì đục các lỗ nhỏ trên núm vú để thoát sữa, hãy dùng mũi kéo bấm thành hình chữ thập nhỏ trên đầm núm. Nhát cắt chữ thập sẽ giúp bé mút được nhiều sữa hơn do áp lực hút vào; khi bé nghỉ bú, núm vú sẽ đóng chặt ngăn vi khuẩn xâm nhập vào bình
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn