Đau bụng ở bé sơ sinh
Biểu hiện:
Sau sinh khoảng 2 – 3 tuần, các bé sơ sinh có thể bị đau bụng, sủi bụng. Lúc đó, bé sẽ có các biểu hiện sau: đột nhiên co chân vào phía bụng, bé cáu gắt, mặt bé tái đi, rồi đột ngột đỏ lên kèm theo tiếng khóc thét.
Biện pháp:
Khi bé có biểu hiện bị đau bụng, bạn hãy áp dụng một số biện pháp sau để giảm cơn đau cho bé:
+ Đặt 1 chiếc khăn ấm lên bụng bé.
+ Thay đổi vị trí của bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Thay đổi tư thế giúp bé sơ sinh dễ chịu hơn (google image)
Phòng tránh:
* Chế độ ăn uống của mẹ: Bạn nên nhớ, những gì mình ăn hàng ngày sẽ theo nguồn sữa và ảnh hưởng đến cơ thể bé. Vì vậy, mẹ không nên ăn những thực phẩm có thể hình thành nên chất khí như: rau cải bắp, quả nho,…
* Cho bé bú đúng cách: Bạn hãy vệ sinh đầu vú sạch sẽ trước khi cho bé bú. Nếu bé ăn phải lượng sữa thừa còn đọng lại trên đầu vú có thể bị đau bụng vì lượng sữa này đã nhiễm khuẩn. Cho bé ngậm hết quầng thâm quanh đầu vú để rít được lượng sữa cần thiết.
Trẻ độ tuổi mẫu giáo:
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ trong độ tuổi này thường do các bé ăn phải thực phẩm kém chất lượng, nói cách khác là bị ngộ độc thức ăn. Bé dễ dàng bị ngộ độc nếu uống nước chưa đun sôi, uống các loại sữa để quá lâu ngoài không khí, sữa chua, trứng để lâu, thực phẩm đóng hộp hoặc các loại rau quả chưa được rửa sạch.
Biểu hiện:
Sau khi ăn một thực phẩm gì đó, trẻ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, đau quặn vùng bụng, đi ngoài sống phân 6 – 7 lần/1 ngày. Phân của bé lỏng, có nhiều thức ăn chưa tiêu hết kèm dịch nhầy màu xanh lục.
Biện pháp:
+ Lúc này, việc đầu tiên là bạn hãy cho bé uống một cốc nước ấm.
+ Dùng 2 ngón tay ấn vào gốc lưỡi của bé để làm bé nôn ra những gì vừa ăn.
+ Đưa bé đến bệnh viện nếu bé tiếp tục bị tiêu chảy kéo dài.
Chú ý khâu vệ sinh khi chế biến thức ăn cho bé là cách hữu hiệu để tránh đau bụng (google image)
Phòng tránh:
+ Xây dựng một thực đơn có tính “trung lập” bao gồm cả những đồ ăn quen thuộc và đồ ăn lạ để dạ dày bé làm quen dần.
+ Chú ý đến hạn sử dụng và điều kiện bảo quản của những thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
+ Không nên cho bé ăn đồ ăn để quá lâu, rau quả chưa rửa sạch.
+ Nếu có thể, hãy dùng nước đã lọc để nấu thức ăn cho bé.
Như vậy, đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là một căn bệnh mà là sự rối loạn trong hệ tiêu hoá của bé do thức ăn gây ra. Chú ý đến vấn đề ăn uống của bé hàng ngày sẽ giúp giảm thiểu được đáng kể chứng đau bụng ở trẻ.
Hà Anh
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn