Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết theo ba miền Bắc, Trung, Nam

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết sao cho đúng với cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Việc bày biện Mâm Ngũ Quả là điều không thể thiếu với người Việt.

Việc lựa chọn những loại quả nào, sắp xếp ra sao trên mâm ngũ quả ở 3 miền Bắc, Trung, Nam lại có sự khác biệt về loại quả, về quan niệm, cũng như về sự khác nhau của đặc sản vùng miền. Mỗi loại quả đều có ý nghĩa riêng, mang dụng ý khác nhau. Chính bởi vì vậy, việc sắp xếp lựa chọn quả đặt lên mâm ngũ quả cũng còn tùy thuộc vào ước nguyện gửi gắm của gia chủ.

Phong tục bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Đối với những người dần ở khu vực miền Bắc, mâm ngũ quả ngày Tết được bài trí theo 5 loại quả với 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước có được ngũ phúc của gia chủ đó là : giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên.

mâm ngũ quả

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc trong ngày Tết truyền thống thường là : Nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để nâng đỡ toàn bộ những loại trái cây khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc Phật Thủ, xung quanh xếp các loại quả hồng, đào, quýt bày đen xen vào nhau, nhiều nơi còn bày quất, quýt xen kẽ.

Do ngày nay những loại trái cây ngày càng đa dạng thế nên mâm ngũ quả cúng ngày thêm phong phú và đa dạng hơn, người ta cũng không quá cứng nhắc cho từ “ngũ quả” nữa mà có khi còn là bát, cửu, thập quả. Nhưng cho dù được bày biện như thế nào, có bao nhiêu loại trái cây thì thói quan vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

Phong tục bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung

Theo phong tục ở miền Trung người dân không quá câu nệ về hình thức của mâm ngũ quả, điều chủ yếu là quan trọng ở lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Thêm vào đó nơi khúc ruột miền Trung khắc nhiệt, đất đai cằn cỗi, hoa trái ít, thời gian Tết lại là mùa đông khắc nhiệt, cùng với những hậu quả thiên tai có khi còn chưa dứt nên hoa quả cũng không được phong phú như các miền khác, nên khi bày biện cũng không câu nệ việc lựa chọn số lẻ hay số chẵn điều chủ yếu là lựa chọn theo ý nghĩa của những loại quả khi bày biện trên bàn thờ ngày tết.

Tại vùng đất miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa giữa hai miền Nam và Bắc thế nên trên mâm quả của người miền Trung cũng thường đầy đủ các loại quả như : Chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…. những loại quả được lựa chọn rất phong phú, quan trọng là thể hiện được sự thành kính của gia chủ.

Phong tục bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam

Nếu như ở miền Bắc kể cả quả Ớt có vị cay cũng được bày biện lên bàn Thờ miễn sao mâm lễ trên bàn thờ thật đẹp mắt, thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số loại trái cây bởi vì tên gọi của chúng. Theo đó trên mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối bời tên gọi quả này có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”….

Thông thường người ta sẽ lựa chọn 3 loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng như là dưa hấu, đủ đủ, dừa, xoài đặt lên trước. Sau đó sẽ bày những loại quả khác chèn lên phía trên để tạo thành hình một ngọn tháp.

Việc bày biện trên bàn thờ của gia đình trong ngày Tết cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Chính vì vậy dù sinh sống ở phương trời nào, người dân Việt vẫn không quên tục lệ này trong dịp Tết Nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng