Dấu hiệu trẻ chậm nói

Chậm nói là vấn đề khá phổ biến ở các bé. Dấu hiệu chậm nói trong quá rình phát triển của bé thế nào? là câu hỏi phổ biến trong tâm trí cha mẹ. Nhìn chung, chậm nói có thể đi kèm sự chậm trễ về thể chất hoặc phát triển.

Phụ huynh cần liên hệ với bác sĩ nhi hoa hoặc chuyên gia nghiên cứu bệnh của bé trong trường hợp bé không đáp ứng được ngôn ngữ như không hiểu biết hoặc không biết giao tiếp. Các dấu hiệu sau đây cho thấy bé cần được điều trị sớm nhất.

Triệu chứng ở 1-2 tuổi

– Bé 1 tuổi không biết giao tiếp với các cử chỉ thể chất như vẫy tay hoặc lắc đầu.

– Không có khả năng bập bẹ ít nhất hai phụ âm ở 12 tháng tuổi.

– Không cố gắng giao tiếp khi cần giúp đỡ ở 12 tháng tuổi.

– Không hiểu và trả lời những từ như “bye bye” và “không” ở tháng thứ 15.

– Không nói “mama” hay “dada” hoặc những từ tương tự ở 15 tháng tuổi.

– Không nói 1-3 từ ở 15 tháng tuổi.

– Không chỉ được các bộ phận cơ thể khi được hỏi ở 16 tháng tuổi.

– Không thể nói ít nhất 6-10 từ ở 18 tháng tuổi.

– Không chỉ tay tới đồ vật yêu thích, giống như một chiếc máy bay đồ chơi bay qua đầu ở tháng 19-20.

– Không phản ứng với những yêu cầu đơn giản như “Đưa cho mẹ cái cốc” ở 21 tháng tuổi.

– Không tham gia vào các trò chơi giả vờ như cho búp bê ăn…

Chậm nói ở hơn 2 tuổi

– Bé không bắt chước hành động hay lời nói lúc 2 tuổi.

– Không thể chỉ tay vào một cuốn sách khi yêu cầu.

– Không thể kết nối hai từ gần nhau có nghĩa như: “đá bóng”.

– Không hiểu chức năng của những vật dụng đơn giản như điện thoại, chổi, bàn chải đánh răng…

– Không nói được 2 từ đơn giản ở 26 tháng tuổi.

– Không kể được 3 bộ phận đơn giản trên người ở 30 tháng tuổi.

Chậm nói ở 3-4 tuổi

– Không hiểu ngôn ngữ bằng những bé cùng tuổi khác.

– Không đặt câu hỏi.

– Không biết hoặc không làm theo những chỉ dẫn đơn giản.

– Không thể kể tên các sự vật thông thường.

– Không nói được những cụm từ ngắn.

– Không thể hiện sự quan tâm khi được chơi chung với các bé khác.

– Cảm thấy khó khăn khi phải rời khỏi mẹ hoặc người gần gũi.

– Không thể hát vài vần điệu quen thuộc hoặc các bài hát ngắn ở tuổi lên 3.

Lưu ý: Nếu một trong những dấu hiệu trên giống với con của bạn, đừng vội hoảng sợ. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để tìm được lời khuyên hợp lý nhất.

Theo M&B

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn