Đón nhận thiên chức làm mẹ – Bạn sẽ được hưởng nhiều hơn trong chế độ thai sản mới nhất nửa cuối 2020

Nửa cuối ănm 2020 trở đi, chế dộ thai sản của mẹ bầu được hưởng nhiều hơn do mức lương cơ sở tăng nên mức trợ cấp thai sản đối với các cặp vợ chồng sinh con cũng sẽ tăng theo từ 1/7/2020.

1. Đối tượng áp dụng chế độ nghỉ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ nghỉ thai sản được quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo luật người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sản khi đủ một trong các điều kiện sau:

  • Lao động nữ mang thai

  • Lao động nữ sinh con

  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

Đón nhận thiên chức làm mẹ - Bạn sẽ được hưởng nhiều hơn trong chế độ thai sản mới nhất nửa cuối 2020 - ảnh 1

Khi đủ một trong các điều kiện trên thì người lao động sẽ được xét chế độ nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.

2. Mức hưởng mới khi nghỉ thai sản

Với chế độ thai sản, Bảo hiểm xã hội sẽ trao cho bạn 3 khoản trợ cấp sau đây:

  • Trợ cấp một lần khi sinh con
  • Trợ cấp trong thời gian nghỉ sinh
  • Trợ cấp dưỡng sức sau sinh

Mức trợ cấp này căn cứ vào mức lương cơ sở. Do đó, khi mức lương cơ sở thay đổi mỗi năm thì theo đó mức trợ cấp cũng thay đổi theo.

Năm 2020, mức lương cơ sở có tăng 1 lần vào ngày 1/7 nên tiền trợ cấp thai sản cũng tăng.

Căn cứ vào mức lương cơ sở, tiền trợ cấp thai sản sẽ chênh lệch ở 2 giai đoạn trước và sau tăng lương trong năm 2020 theo chế độ thai sản mới nhất như sau:

  • Từ nay đến ngày 30/6: Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Lúc này, nếu bạn sinh con hoặc nhận con nuôi sơ sinh, mức trợ cấp một lần cho mỗi con được hưởng là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.
  • Từ ngày 1/7: Mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng. Lúc này, nếu bạn sinh con hoặc nhận con nuôi sơ sinh, mức trợ cấp một lần cho mỗi con được hưởng là: 1.600.000 đồng x 2 = 3.200.000 đồng.

Như vậy, nếu sinh con từ ngày 1/7/2020 về sau, mức trợ cấp một lần cho mỗi con được hưởng tăng lên 220.000 đồng so với thời điểm trước đó, theo chế độ thai sản mới nhất.

Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu để hưởng chế độ thai sản: Tính toán kỹ

Năm 2020, mức lương cơ sở có tăng 1 lần vào ngày 1/7 nên tiền trợ cấp thai sản cũng tăng.

3. Trợ cấp trong thời gian nghỉ sinh theo chế độ thai sản mới nhất

Thời gian nghỉ thai sản thông thường theo quy định là 06 tháng, tuy nhiên sau sinh nở sức khỏe của sản phụ chưa đáp ứng được công việc sẽ được phép nghỉ thêm (quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội 2014).

– Căn cứ vào Điều 4, Luật bảo hiểm xã hội 2014 mục dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản quy định:

Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu sản phụ đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  • Tối đa 10 ngày áp dụng cho lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.

  • Tối đa 07 ngày áp dụng cho lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.

  • Tối đa 05 ngày áp dụng cho các trường hợp khác.

Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Mức hưởng chế độ thai sản mỗi tháng của lao động nữ sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Lưu ý: Theo Điều 31 Luật BHXH quy định năm 2014, lao động nữ được nhận trợ cấp thai sản nếu có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Nếu đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng