1. Giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi
Thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ
Ở giai đoạn này, hầu hết các thực phẩm ngoài sữa mẹ đều gây hại cho con. Ngay cả sữa công thức cũng có nguy cơ gây hại đường ruột của trẻ dù thực phẩm này được khuyến khích có thể thay thế sữa mẹ. Tuy nhiên, cc nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cho trẻ uống sữa công thức thay thế sữa mẹ hoặc bú song song cùng sữa mẹ có nguy cơ gây hở đường ruột ở trẻ và thậm chí tử vong, đặc biệt trẻ sinh non.
Do đó, ở độ tuổi này, tất cả các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ đều đáng lo ngại, mẹ cần cân nhắc trước khi muốn cho trẻ sử dụng vì nó nguy hiểm hơn mẹ nghĩ. Để duy trì tốt nhất sự sống và phát triển hoàn thiện đường ruột của con, mẹ nên nghiên cứu việc cho con bú sữa mẹ và cách duy trì sữa về.
2. Giai đoạn từ 6 tháng – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm. Đây là thời kỳ gây nhiều ảnh hưởng nhất tới sức khỏe, dạ dày, hệ tiêu hóa của trẻ nếu mẹ không tìm hiểu kỹ về quy tắc ăn dặm cho trẻ.
Trong đó:
– Từ 6 tháng – 8 tháng tuổi: Các loại thức phẩm mặn, chứa nhiều đường, quá nhiều chất béo, chất phụ gia, cứng đều gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ. Những thức phẩm này có nguy cơ gây quá tải cho thận, đường ruột và gây ra các bệnh về thận, táo bón do thực phẩm khó tiêu và dẫn tới phân to, cứng và khô.
Ngoài ra, một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ như đậu phộng, hải sản
– Từ 8 – 12 tháng: Ở giai đoạn này trẻ ăn được khá nhiều thực phẩm khác nhau từ mềm tới thô vừa, thô. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm quá nhiều đường, muối, chất phụ gia vì gây quá tải cho thận. Các loại thực phẩm như đậu phộng, kẹo dạng tròn, hạt đều nguy hiểm cho trẻ. Mẹ càng tránh càng tốt vì có nguy cơ gây hóc và nguy hiểm tới tính mạng trẻ.
3. Giai đoạn từ 12 tháng – 24 tháng
Trẻ có thể ăn như người lớn
Ở giai đoạn này, trẻ đã hoàn toàn bước qua giai đoạn sơ sinh và có thể ăn uống thoải mái gần giống như người lớn. Vì lẽ đó, nhiều mẹ chủ quan và cho con ăn một số thực phẩm có nguy cơ gây hại cho con như thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia (đồ hộp, các loại snack, bánh kẹo), thực phẩm chứa nhiều đường (bánh kẹo), thực phẩm chứa nhiều muối…
– Các loại thực phẩm cứng như kẹo, viên ngậm ho, các loại hạt bắp, hạt đậu phộng đều khá cứng, khó nhai và dễ dẫn tới gây tắc đường thở, khó tiêu và gây táo bón. Do đó, khi cho trẻ ăn mẹ cần hết sức lưu ý.
– Các loại thực phẩm mềm như kẹo dính, mạch nha cũng có nguy cơ gây tắc đường thở nếu bé chưa kịp nhai và nuốt.
– Các loại thực phẩm nhiều tinh bột như bỏng, bánh quy cũng khiến trẻ có nguy cơ bị nghẹn nếu ăn nhiều và ăn với số lượng lớn.
4. Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi
Đây là giai đoan trẻ gần như “biết tuốt” các loại thực phẩm và trẻ sẽ ăn những gì trẻ thích. Giai đoạn này, mẹ vẫn tiếp tục hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều phụ gia, đường, muối, hóa chất và cho trẻ ăn thực phẩm lành mạnh, hữu cơ.
Ngoài ra, mẹ cần rèn cho trẻ thói quen ăn uống cùng cả nhà, ăn tập trung và tránh vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi, điện thoại, máy tính để tránh bị nghẹn, hóc, đau dạ dày.
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn